Dạ đài: Chỉ nơi âm phủ.
- Xem Suối vàng,
Cửu tuyền,
Cửu nguyên.
Vân Tiên: Đã đành đá nát vàng phai.
Đã đành xuống chốn dạ đài gặp nhau.
Lục Cơ (Tấn): Tống sử trường dạ đài.
(Tiễn người về chốn dạ đài). Kiều: Dạ
đài cách mặt khuất lời.
Dãi đồng: Đồng tâm kết, chỉ sự
khăng khít.
- Người xưa dùng dãi gấm thắt nút nối tiếp nhau
ngụ ý thương yêu nhau, gọi đó là "Đồng
tâm kết".
Kiều: Tóc tơ căn vặn lấy lòng.
Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương.
Kiều: Bấy lâu khắng khít dãi đồng.
Dành phía tả: ý nói trân trọng mời,
chỗ ngồi phía tả là dành cho bậc trên.
Dao trì :
- Nơi ở của Tây Vương Mẫu. Dao trì là nơi Tây
Vương mẫu trồng quả cây Bàn Đào 3000 năm mới
kết quả, ai ăn được sẽ thành tiên, sống mãi
không chết.
Dị An cư sĩ:
- Hiệu của nàng Lý Thanh Châu, con gái Lý Cảnh Phi,
vợ của Triệu Minh Thành. Là người đất Tế Nam
có tài thơ văn, nhất là lối từ, trở nên một
đại thi gia đời Tống. Có quyển "Thấu Ngọc
từ" còn truyền ở đời.
Diên Linh:
- Làm tôi vua Đức Tôn đời Đường, lúc cầm quyền
làm nhiều sự gian dối, mỗi khi ứng đối toàn
nnhững lời dối trá cả.
Do Cơ: Dưỡng Do Cơ, người nước Sở
thời Xuân Thu, có tài bắn cung
Do Vu:
- Tướng của Sở Chiêu Vương thời Xuân Thu. Lúc
Chiêu Vương lánh nạn gặp bọn kẻ cướp đuổi
theo phải nấp vào bụi rậm. Bọn kẻ cướp lấy
giáo đâm vào bụi. Do Vu chìa lưng ra đỡ cho
Chiêu Vương rồi lấy đất vuốt máu ở lưỡi giáo
đi. Nhờ vậy mà Chiêu Vương thoát nạn.
Doành Nhâm: Dòng nước.
- Sử ký có câu: Bắc phương thủy, Thái âm chi
tinh chủ đông nhật, nhâm qui" (Nước ở
phương bắc là tinh của Thái âm, chủ mùa đông,
thuộc quẻ Nhâm qui). Do đó doanh nhâm chỉ
dòng nước.
Cung oán ngâm khúc:
Doành nhâm một dãi mây rông.
Bóng dương bên ấy, đứng trông bên này.
Dòng câu: Nước mắt. Xem Châu lệ.
- Vân Tiên:
Mình đi đã mõi dòng châu thêm nhuần. Kiều:
Theo lời càng chảy dòng châu.
Du (cửa bể): Còn có tên Du Xuyên, cửa
Bạch, thuộc huyện Ngọc Sơn, Thanh Hóa.
Du Lượng:
- Du Lượng, tự Nguyên Quí. Vào năm Hàm Bình đời
Tấn đã từ chức Trung thư lệnh (tể tướng) ra ở
Trấn Vũ Xương Giang... Bọn Đoàn Hạo (ở đó)
nhân đêm thu trong sáng cùng nhau lên lầu Nam
lâu. Lượng chợt đến, bọn họ đứng dậy tránh
Lượng. Lượng nói: "Xin mời các ông ngồi
yên. Tôi cảm thấy cảm hứng tránh đời của Lão
tử ở đây cũng không ít." Bèn ngồi tựa
giường cùng bọn Đoàn Hạo đàm đạo, ngâm vịnh
thâu đêm.
Dục đông: Muốn tiến về hướng đông,
ý nói niềm ước muốn.
- Sử ký: Hạng Vũ phân phong chư hầu, đẩy
Lưu Bang sang Tây Thục . ở Thục, Lưu Bang có lần
nói với Tiêu Hà rằng: "dự diệc dục
đông, an năng uất uất cư thử hồ " (Ta
cũng muốn trở về Đông, sau chịu uất ức mà ở
mài đây).
Dục thủy:
- Sông Dục Thủy, nơi tướng Hán là Hàn Tín đã
giúp Hán Cao Tổ dùng mẹo tháo nước đánh bại
liên quân của tướng Sở là Long Thư của Tề
Vương Điền Quảng (trong cuộc chiến tranh Hán Sở
tranh hùng). Sông Dục Thủy còn gọi là Duy Hà ở
tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.
Dương Chu:
- Người nước Vệ thời Chiến Quốc, tự Tử Cơ. Có
người cho rằng Dương Chu là học trò Lão Tử và
sống vào thời Mặc Tử. ông là nhà tư tưởng đã
đề xuất thuyết "Vi ngã" (vì mình) nghĩa
là chỉ biết có mình thôi. Nho gia cho học thuyết
của Dương Chu là dị đoan.
Duy Hàn:
- Duy Hàn thi trượt tiến sĩ, có người khuyên ông
theo đuổi hướng khác. Hàn đúc một chiếc nghiên
bằng sắt và nói với mọi người: "Nghiên
hỏng thì sửa chứ không đổi hướng khác".
Cuối cùng ông đỗ Tiến sĩ.
Duyên cầm sắt: Nói duyên vợ chồng.
- "Cầm sắt" là đàn Cầm và đàn Sắt, hai
thứ đàn thường đánh hòa âm với nhau, chỉ cảnh
vợ chồng êm ấm.
Lễ nhạc kỳ: Vua Thuấn chế đàn Cầm 5 dây,
đến đời Chu thêm 2 dây nữa là 7.
Sách Quang Nhã: Đàn Cầm dài 3 thước 6
tấc, rộng 6 tấc.
Thế Bản: Bào Hy chế ra đàn Sắt 50 dây,
đến đời Hoàng đế bỏ đi còn 25 dây. Dàn dài 8
thước 1 tấc, rộng 1 thước 8 tấc.
Kinh thi: Sâm si hạnh thái, tả hữu thi
chi, yểu điệu thục nữ, cầm sắt vĩ chi. (Rau
hạnh ngọn dài ngọn ngắn không đều nhau (khi đã
tìm được) thì hái cả ở bên phải, bên trái.
Người con gái tươi tắn đã tìm được, tay gẩy
đàn Cầm đàn Sắt cho nghe để tỏ tình thân mật,
yêu mến).
"Thê tử hảo hợp như cầm sắt."
(Vợ con hòa hợp, êm ấm như tiếng đàn Cầm, đàn
Sắt đánh hòa nhau).
Vương Dung (Nam Tề): "Thả hiệp kim
lan hảo. Phương du cầm sắt tình" (Vừa
hợp nhau tình bạn tốt mới vui tình vợ chồng).
Kiều: Chàng dù nghĩ đến tình xa.
Đem tình cầm sắt đổi ra cầm kỳ
Duyên Đằng gió đưa:
- Duyên may gió đưa đến gác Đằng Vương, chỉ
duyên may hiếm có, cơ hội thuận lợi.
Gác Đằng Vương là tên một tòa gác do Đằng
Vương Nguyên Anh cho xây dựng trên cửa sông
Chương giang. Theo Đường thư, về sau Diêm Bá Dữ
làm quan Mục đất Hồng Châu, nhân tiết trùng cửu
đặt tiệc lớn đãi các liêu thuộc ở gác Đằng
Vương. Vương Bột đi thuyền sang thăm cha đang
làm quan ở đất Giao Chỉ. Thuyền về đến núi Mã
Dương, Bột nghe tin họ Diêm mở tiệc lớn ở gác
Đằng Vương liền thả thuyền sang Nam Xương dự
tiệc. May gặp gió thuận, thuyền đi chỉ một đêm
là đến nơi, vừa kịp dự. Giữa tiệc chủ nhân
đưa giấy bút yêu cầu khách đề cho bài tự.
Vương Bột viết luôn bài "Đằng Vương các
tự" nổi tiếng.
Kiều:
Duyên đằng thuận nẻo gió đưa.
Cùng chàng kết tóc xe tơ những ngày
Duyên Ngọc Tiêu:
- Vi Cao đời đường thuở nhỏ chơi đất Giang hạ
có tình với nàng Khương Ngọc Tiêu. Lúc chia tay
có hẹn chóng thì 5 năm, chậm thì 7 năm sẽ đến.
Lưu tặng nàng một cái nhẫn ngọc và 2 một bài
thơ. Sau 7 năm, Cao không đến, Ngọc Tiêu nhịn ăn
mà chết. Cao nghe tin thương xót, lập đàn tụng
kinh siêu độ. Đêm chiêm bao thấy nàng hẹn sẽ
thác sinh làm nàng hầu. Sau Cao làm quan to, gặp
ngày mở tiệc sinh nhật, có người đem dâng con
hát cũng tên là Ngọc Tiêu, ngón tay giữa có
vòng thịt y như hình chiếc nhẫn ngọc mình tặng
ngày trước.
Dự Nhượng:
- Người nước Tấn, trước thờ Phạm Trung Hàn nhưng
không ai biết đến. Dự Nhượng bỏ đi theo Trí
Bá, được Trí Bá rất yêu quý và tôn trọng.
Đến khi Trí Bá bị Triệu Tương Tử giết, Dự
Nhượng trốn vào núi quyết báo thù cho Trí Bá.
ông đổi tên họ, làm người khổ dịch lẽn vào
cung dọn nhà xí, trong mình dấu sẳn cái Chủy thủ
để đâm tương Tử. Tương Tử vào nhà xí, bắt
chột dạ mới hỏi người khổ dịch đang dọn nhà
xí thì ra đó là Dự Nhượng, khám trong người
có binh khí, Dự Nhượng nói: "Ta muốn báo
thù cho Trí Bá". Tả hữu muốn giết, Tương
tử nói: "Hắn là người có nghĩa, ta chỉ cần
cẩn thận tránh hắn là đủ. Vả chăng Trí Bá
chết chẳng có con cái gì, hắn báo thù cho chủ
vậy hắn là người hiền trong thiên hạ." Cuối
cùng tha cho đi.
ít lâu sau, Dự Nhượng lại sơn mình làm người
hủi, nuốt than làm người câm khiến không ai nhận
ra hình dạng kể cả vợ con và bạn bè. Một hôm,
ông dò biết Tương Tử sắp đi chơi bèn nấp
dưới cầu chỗ Tương Tử phải đi qua. Khi đến
cầu, con ngựa thốt nhiên sợ hãi lồng lên. Tương
Tử nói "Đây chắc là Dự Nhượng rồi".
Rồi sai người tìm dưới gầm cầu quả bắt được
Dự Nhượng. ông bèn trách Dự Nhượng: Nhà ngươi
đã từng thờ Phạm Trung Hàn, Trí Bá diệt họ thế
mà ngươi chẳng báo thù cho họ lại còn phải gửi
mình làm tôi cho Trí Bá. Nay Trí Bá chết rồi,
tại sao nhà ngươi lại một mình vì hắn mà báo
thù sâu sắc như vậy ?" Dự Nhượng đáp:
"Trước tôi có thờ Phạm Trung Hàn thực,
nhưng Phạm Trung Hàn đãi tôi như bọn tầm
thường nên lấy cách tầm thường mà ở lại. Sau
tôi thờ Trí Bá, Trí Bá đãi tôi vào bậc quốc
sĩ nên tôi lấy cách quốc sĩ mà ở lại."
Triệu Tương Tử thở dài, ngậm ngùi khóc mà
rằng: "Dự Nhượng, nhà ngươi vì Trí Bá mà
báo thù, nay danh cũng đã thành rồi, quả nhân
tha cho nhà ngươi như thế cũng đã đủ, nhà
ngươi hãy tự liệu lấy, quả nhân không tha cho
nhà ngươi nữa."
Dự Nhượng nói: "Việc ngày hôm nay cố nhiên
tôi xin chịu chết, nhưng nhà vua cho tôi xin cái
áo của ngài, để tôi được thỏa ý định báo
thù, tuy chết mà cũng không ân hận." Tương
Tử khen là người có nghĩa và sai người cầm áo
đưa cho Dự Nhượng. Dự Nhượng tuốt kiếm, nhảy
lên đâm 3 lần và nói: "Ta có thể chết để
báo ơn Trí Bá được rồi !". Nói đoạn phục
gươm tự sát.
Dực Thúy Sơn:
- Tên một ngọn núi có phong cảnh đẹp ở ngay thị
xã Ninh Bình, nay thuộc tỉnh Hà nam Ninh. Rất
nhiều nhà thơ các đời đã đề thơ ở đó như:
Trương Hán Siêu, Lê Hiến Tông, Ngô Thì Nhậm,
Lê Thánh Tông, Phạm Văn Nghị, Tản Đà...
Dựng cờ nước Hán:
- Hán sử: Hàn Tín đánh Triệu, dùng quân kỳ
binh, nhổ cờ Triệu dựng cờ Hán.
Xem Hàn Tín.
Dương Công:
Dương Chấn:
- Tự Bá Khôi, học rộng, làm thái thú đất Đông
Lai, có tiếng về liêm khiết. Xem Tứ Tri
Dương Đài:
- Tên núi, nơi thần nữ núi Vu Sơn làm mây mưa,
chỉ chốn trong mộng mị. Xem Mây mưa
Người đương giấc
bướm Dương đài.
Giấc tàn nhường thấy hiên cài ngẫn ngơ.
Dương Huấn: Tức Triệu Dương Huấn. Xem
Tinh đèn.
Dương Nghiệp:
- Người đất Thái Nguyên đời Tống, là một tướng
giỏi nhưng khi cầm quân đánh phía Bắc, ông bị
hơn 10 vạn quân Khiết Đan vây hãm, ông bị bắt,
nhịn đói 3 ngày rồi chết.
Dương Quý Phi: Vợ vua Đường Minh
Hoàng, hiệu Thái Châu. Xem Thái
Châu.
Dương Tố:
- Người đời Tùy, dùng binh hay, có lối quyền
lược. Khi sắp ra trận thường kiếm lỗi người mà
giết hàng mấy trăm mạng. Lúc lâm địch, sai vài
ba trăm người xông vào lâm trận, hễ không thành
công mà quay về đều giết chết hết, sai đi loạt
sau cũng xử như thế.
Dương Thành, Hạ Sái:
- Tên hai huyện thuộc nước Sở đời Xuân Thu, là
nơi các quý công tử được phong đến đấy. Bài
phú của Tống Ngọc
có câu: "Hoặc Dương Thành, mê Hạ Sái".
Đai Tử Lộ:
- Đai (đặt trên đầu) để đội gạo của Tử Lộ.
Nói cảnh người hiền tài mà gặp lúc cùng chưa
đạt.
Sử ký: Tử Lộ là tên tự của Trọng Do, học
trò Khổng Tử. Người đất Biện nước Lỗ thời
Xuân Thu, tính hiếu dũng, thích nghe điều lầm
lỗi của mình, thờ mẹ rất có hiếu, thường phải
đội gạo thuê hàng ngày trăm dặm lấy tiền nuôi
mẹ (Trọng Ni đệ tử liệt truyện).
Thơ Vương Nguyên Chi (Tống): "Bần hy Trọng
Do mễ, đa thế Đổng sinh duy" (Nghèo hiếm
gạo Trọng Do, nhiều người bỏ bẳng cả màn học
Đổng - ý nói bỏ cả việc học).
Đại Than, Đông Triều:
- Tên cửa bể và tên đất ở vùng sông Bạch Đằng
tỉnh Quảng Ninh.
Đàm tiếu hôi phi:
- Đàm tiếu phi hôi: Vốn rút gọn từ câu của: "Vũ
phiến luân câu đàm tiếu, gian nhi cường lỗ hôi
phi yên tuyết." Nghĩa là: (Chu Du) Khăn
lượt quạt lông đang nói cười mà cường địch
(đánh tan tác quân địch) như tro bay khói bặt.
Lấy trong bài từ "Xích bích hoài cổ"
theo điệu "Niệm Cô Kiều" của Tô Thức đời
Tống. "Đàm tiếu hôi phi" chỉ việc
bị đánh tan tác một cách nhanh chóng, dễ dàng.
Cả câu nói việc Tào Tháo bị Chu Du đánh bại ở
trận Xích Bích
Đây là trận đánh mà nhờ mưu trí, liên quân
Tôn Quyền, Lưu Bị đã nhờ mưu trí mà lấy ít
thắng nhiều, lấy yếu thắng mạnh.
Đan Thai (cửa bể):
- Tức cửa Hội thuộc huyện Chân Lộc và Nghi Xuân
tỉnh Nghệ Tĩnh, còn có tên là cửa Đan Nhai.
Đàn Khê:
- Tên con suối mà Lưu bị bị nguy khốn, nhờ con
tuấn mã Đích Lư mới vượt qua khe mà thoát khỏi
vòng vây của Lưu Biểu.
Đảng: Đơn vị hộ tịch cổ gồm 500 gia
đình.
Đào Công: Tức Đào Chu Công, tự hiệu
của Phạm Lãi.
- Sử ký: Phạm Lãi thờ Câu Tiễn, khổ mình
nhọc sức cùng Câu Tiễn mưu toan trong hơn 20 năm.
Kết quả diệt được nước Ngô, rữa được cái
nhục ở Cối Kê. Câu Tiễn làm Bá còn Phạm Lãi
làm Thượng tướng quân. Khi về nước, Phạm Lãi
cho là danh lớn khó lòng ở lâu được, vã lại
Câu Tiễn là người hoạn nạn thì có nhau nhưng
khi vui thì khó lòng mà ở được. Phạm Lãi bèn
soạn gói các châu ngọc và của cải nhẹ mà cùng
đầy tớ riêng ra biển đi sang Tề. ở đó ông
đổi họ tên, cày ruộng khổ công cố sức, cha con
cùng lo làm ăn, không được bao lâu của cải đã
có đến hàng mấy chục triệu. Người nước Tề
nghe tiếng ông hiền bèn mời làm tướng quốc.
Phạm Lãi trả ấn tướng quốc, đem tất cả tài
sản cho bạn bè làng xóm, chỉ mang những của thực
quý mà trốn đi. Phạm Lãi dừng lại ở đất Đào,
cho nơi đó là ở giữa thiên hạ, tiện đường
đổi chác buôn bán để làm giàu. Phạm Lãi tự
gọi mình là Đào Chu Công.
Đào kia đành trả mận này:
- Thơ cổ nhạc Phủ, nghĩa là cây đào sinh trên
giếng lộ, bên có cây Lý. Con sâu đến cắn rễ
D0ào, cây Lý chết thế cho cây Đào (Lý tức là
cây Mận).
Ví người chế chân cho nhau trong lúc hoạn nạn.
Đào Khản: Xem Họ Đào vận bịch.
Đào lệnh: Tức Đào Tiềm đời Tấn. Xem
Đào Tiềm.
Đào nguyên: Nguồn Đào, chỉ cõi tiên.
- Theo bài "Đào hoa nguyên lý" của
Đào Tiềm: Có một người đánh cá đất Vũ Lăng
chèo thuyền theo một nguồn nước, lạc lối và
không biết đường về. Rồi cứ chèo thuyền đi
mãi, gặp một rừng hoa đào chạy dọc theo bờ
suối, đến đầu nguồn nước có một quả núi, ở
đấy người đi lại và gái trai ăn bận nhẹ nhàng
như người ngoài cõi tục.
Kiều: Đào nguyên lạc lối đâu mà đến
đây ?
Đào Tiềm: Tên là Uyên Minh, tự Uyên
Lượng, đời Tấn.
- Tấn Thư: Đào Tiềm là người đất Sài Tang
đời Tấn, tính tình cao thượng, không cần danh
lợi, ham học, giỏi thơ văn. ông có soạn truyện
"Ngũ Liễu tiên sinh" để tự ví mình.
Nhà nghèo có cha mẹ già, ông phải ra làm chức
Tế tửu - chức quan nhỏ trong huyện, nhưng không
chịu gò bó nên từ quan về nhà. Về sau, ông lại
ra làm huyện lệnh Bàng Trạch, được hơn 80 ngày,
nhân cuối năm phái viên đốc hưu (chức quan giúp
quan quận thú coi việc kiểm tra đôn đốc các
huyện trong quận) đến huyện, nha lại khuyên ông
ăn mặc chỉnh tề để đốc hưu. ông ngậm ngùi
than rằng: "Ngã khởi năng vị ngũ đấu mễ
chiết yêu quyển quyển sự hương lý tiểu nhân
đa" (Ta sao lại có thể vì 5 đấu gạo mà
phải chịu còng lưng, vòng tay thờ bọn tiểu nhân
nơi thôn xóm ấy ru !). rồi ngay hôm ấy ông trả
ấn bỏ quan mà về.
ông có làm bài: "Quy khứ lai từ" nổi
tiếng để tỏ chí mình: "Quy khứ lai hề,
điền viên tương vu, hồ bất quy ?" (đi
về sao chẳng về đi, ruộng hoang vườn rậm còn chi
không về ?).
Sau khi từ quan về, ông hay ẩn nằm ngũ dưới cửa
sổ đằng Bắc, tự coi mình là người đời Hy
Hoàng. ông vui cảnh an bần lạc đạo, lấy tiếng
đàn, câu thơ, chén rượu làm vui. Tính ông
chuộng Cúc, cứ đến ngày trùng cửu
(mùng 9/9), ông lại cùng bạn bè bày tiệc rượu
bên khóm trúc để thưởng hoa.
ông có câu thơ: "Ngã ốc song nam hạ, kim
sinh kỷ tùng cúc." (Dưới cửa sổ mé nam
nhà ta, nay mấy khóm cúc đã mọc).
Đỗ Phủ (Đường):
Đào lệnh môn tiền cúc.
Dư hoa khả tặng quân. (Cúc trước cửa nhà
quan lệnh họ Đào, còn thừa hoa để tặng bác).
Quốc âm thi tập:
Đầu tiếc đội món khăn Đỗ Phủ.
Tay còn lựa hái cúc Uyên Minh.
Đào Thị:
- Truyền kỳ Mạn lục: Đào thị là ả danh kỷ
ở Từ Sơn, tiểu tự Hàn Than. Niên hiệu Thiệu
Phong thứ 5 (1345) đời nhà Trần, nhờ thông hiểu
âm luật và chữ nghĩa mà được tuyển vào làm
cung nhân nơi cung đình.
Vua Dụ Tôn mất, nàng bị thải, thường đi lại tư
thông với quan hành khiển Ngụy Nhược Châu, bị
vợ Nhược Châu đánh ghen, nàng bèn thuê thích
khách trả thù, việc bại lộ phải cạo trọc đầu
đến tu ở chùa Phật Tích, sau đó dựng am Cư
Tĩnh, nhân dịp thuận tiện bỏ trốn đến chùa Lệ
Kỳ (huyện Chí Linh), quyến rũ sư Vô Kỷ., có thai
rồi ốm chết. Vô Kỷ sau đó cũng ốm chết theo.
Hàn Than lại đầu thai vào làm con Nhược Châu
mưu tính trả thù xưa, cuối cùng bị sư Pháp Vân
trừ khử.
Đạo cũ Kim Liên: Chỉ việc trọng
người tài.
- Đời xưa, vua trọng người có văn tài, đêm cho
người mang đuốc Kim Liên đưa về nhà. Đời
Đường có Lệnh Hồ Đào, đời Tống có Vương
Khâm Nhược, Tô Thức đều được vua vời vào cung
rồi đêm vua cho người dùng đuốc Kim Liên đưa
về.
Đạo Chích: Chỉ tên ăn trộm.
- Đạo Chích là tên kẻ trộm có tiếng thời xưa, em
Liễu Hạ Huệ người nước Lỗ thời Xuân Thu. Tính
người hung tợn, tụ tập đồ đảng đến mấy ngàn
người đi ăn trộm trâu bò của cải, cướp đoạt
đàn bà con gái, hoành hành thiên hạ. (Theo "Nhân
danh đại từ điển", "Từ Hải").
Tư Mã Thiên trong "Sử ký" cho rằng Đạo
chích là tên kẻ trộm nổi danh thời Hoàng Đế.
Đến thời Xuân Thu, nhân em Liễu Hạ Huệ cũng là
tên trộm khét tiếng nên người đời mới đặt
tên cho hắn là Đạo Chích.
Tư Dung vãn: Kìa ai thói tục chẳng răn.
Tiểu tâm Đạo Chích ẩn thân Di Đà.
Đạt Ma:
- Tức Bồ Đề Đạt Ma, người ấn Độ đến Trung
Quốc vào khoảng những năm 520 - 526 đời Lương
Vũ Đế, vua rất sùng mộ. Bồ Đề Đạt Ma trở
thành sư tổ của Thiền Tông. Tại đây, ông
truyền cho Huệ Khả nhị tổ tại Trung Quốc. Truyền
thuyết nói sau 9 năm diện bích trên chùa Thiếu
lâm, ông vượt biển về quê hương hay đi đâu
đó, lênh đênh trên mặt nước mênh mông bằng
một cành lau, phó mặc cho những ngọn sóng phiêu
bồng nhưng vẫn an nhiên tự tại. Cũng theo truyền
thuyết, khi viên tịch, tay ông xách một chiếc dép
về Tây Phương.
Đáy:
- Sông Tiểu Đáy, địa hạt Vĩnh yên bây giờ.
Tháng 5 năm Kiến Tân thứ 2, đời Trần Thiếu Đế,
Nguyễn Hữa Cái nổi lên làm giặc ở đấy, có
quân 1 vạn, tung hoành khắp mấy huyện. Sau đó,
Lý Bằng Cử dẹp yên được.
Đáy giếng thang lầu: Chỉ sự chung thủy
của người phụ nữ.
- 1. Vợ Trần Trọng là Trương Thị cùng 2 người
dâu gặp giặc, không chịu nhục bèn nhảy xuống
giếng tự tử (Đời Đường).
2. Lạc Châu là hầu yêu của Thạch Sùng, có nha
sắc tuyệt vời, bị Tôn Tú mưu hiếp làm tờ chiếu
giả bắt Thạch Sùng. Nàng biết vì nàng mà Sùng
bị nạn bèn nhảy xuống lầu tự tử (Đời Tấn).
Đằng Vương các tự: Tên 1 bài thơ
của Vương Bột.
Đặng Du: Tên tự là Bá Đạo, người
đất Tương Lăng đời Tấn.
Đặng Dung:
- Người huyện Thiên Lộc, Nghệ An (Nay là Cam Lộc,
Nghệ Tĩnh), con Đặng Tất, là một viên tướng
giỏi của Trần Ngỗi - Giản Định Đế (1407 - 1409).
Giận vì Giản Định Đế giết oan cha mình, Đặng
Dung kéo quân từ Thuận Hóa về Thanh Hóa, tôn
Trần Quý Khoáng lên làm vua (Tức Trần Trùng Quang
- 1409 - 1413). ông được Quý Khoáng phong chức
Đồng binh chương sự. ông đánh nhau với quân
Minh nhiều trận oanh liệt. Sau ông bị quân Minh
bắt giải về Trung Quốc. Dọc đường ông nhảy
xuống sông tự tử chết.
Đặng Dung có bài "Cảm Hoài" nổi tiếng
với 2 câu:
Quốc thù vị báo đầu tiên bạc.
Kỷ độ long tuyền đới nguyệt ma.
(Thù nước chưa xong đầu đã bạc.
Bao lần mài kiếm dưới ánh trăng.)
Đặng Thông: Xem Họ Đặng chết đói.
Đặt cỏ: Chỉ chút lễ viếng, lễ mọn.
- Do chữ "Thúc sô" (Bó cỏ khô) hay "Sinh
sô" (Cỏ mới cắt)
Kinh thi: "Sinh sô nhất thúc, kỳ nhân
như ngọc" (Cỏ mới cắt một bó, chủ nó
nết đẹp như ngọc).
Sách Hậu Hán thư: "Thời Đông Hán, mẹ
Quách Lâm Tông chết, Từ Trĩ đến viếng đem một
bó cỏ tươi đặt trước nhà họ Quách rồi
về" là lấy ý đó của thơ Kinh thi.
Văn tế Cao Thắng:
Chung thất tới tuần. Thúc sô dâng lễ
Đặt mồi lữa dưới đống củi: Do chữ "Thố
hỏa tích tân", Chỉ nguy cơ ấp ủ.
- Hán thư có câu: ôm mồi lữa mà đặt dưới đống
củi rồi nằm ngũ ở trên, lữa chưa bén tới thì
vẫn cứ cho là yên.
Đầm Lộc mê Ngu Thuấn:
- Đầm và núi ngàn (lộc) làm Ngu (vua Nghiêu) Thuấn
(vua Thuấn) quên mất đường về (mê). Nói sức
trời giúp Ngu Thuấn.
Kinh thư: "Nạp vu đại lộc, liệt
phong vũ phất mê" (Nghiêu sai Thuấn vào
núi Đại Ngàn (đại Lộc) gặp gió mưa mù mịt,
sấm sét đùng đùng mà Thuấn vẫn không quên mất
đường về). Sau việc đó, Vua nghiêu thấy đức
của Thuấn hợp với trời, có trời giúp nên
nhường thiên hạ cho Thuấn.
Sử ký: Nghiêu sử Thuấn nhập sơn lâm
xuyên trạch, báo phong lôi vũ, Thuấn hành bất
mê" (Vua Nghiêu khiến Thuấn vào rừng núi,
sông đầm, gặp gió mưa, bão táp, sấm sét mà
Thuấn vẫn không quên đường ra).
Đẩy xe: Từ chữ "Thôi Cốc":
Đẩy trục bánh xe.
- Là nói giúp sức cho người khác nên việc, phó
thác việc lớn cho người.
Hán thư: Thần nghe nói, đời Thượng cổ vua
sai tướng ra cõi ngoài thì vua quỳ xuống đẩy
trục xe (Thôi cốc) mà nói rằng: "Niết dĩ
nội quả nhân chế nhi, niết dĩ ngoại tướng quân
chế chi" (Trong ngạch cửa ải quả nhân coi
giữ, ngoài ngạch cửa ải tướng quân coi giữ).
Đè hươu: Chỉ việc tranh thiên hạ,
tranh ngôi vua. Xem Đuổi
Hươu
Đế Thích:
- Tên là Lý Chế, truyền thuyết nói rằng ông là
người rất cao cờ, thường được gọi là Vua Đế
Thích.
Đêm uống rượu trong trướng:
- Sử ký: Hạng Vương đóng quân trong thành
Cai Hạ, binh ít tướng hết. Quân Hán và chư hầu
bố vây mấy vòng. Đang đêm, Hạng Vương nghe
quân Hán ở 4 mặt đều hát giọng Sở liền kinh
hoàng nói: "Hán đã lấy được Sở rồi sao ?
sao người Sở lại đông như thế ?. Đang đêm,
Hạng Vương thức dậy uống rượu trong trướng, có
mỹ nhân thường đi theo là nàng Ngu Cơ, có con
ngựa thường cưỡi tên là Chuy. Hạng Vương đau
đớn, cảm khái làm bài thơ: "
Lục bạt sơn hề khí cái thế.
Thời bất lợi hề Chuy bất thệ.
Chuy bất thệ hề khả nại hà ?
Ngu hề, ngu hề nại nhược hà.
(Sức nhổ núi chừ khí trùm đời.
Thời không lợi chừ ngựa Chuy không chạy.
Ngựa Chuy không chạy chừ biết tính sao ?
Ngu cơ chừ Ngu cơ, biết tính sao ?) Hạng vương ca
mấy lần, mỹ nhân họa theo. Hạng vương khóc chảy
nước mắt, tả hữu đều khóc theo, không ai có
thể ngẩng lên nhìn.
Xem Hạng Võ
Đền Bạc Hậu: Nơi Ngưu Tăng Nhụ đời
Đường gặp các nàng tiên. Xem Tăng Nhụ.
Đền Phong : Xem Phong thu.
Điển Du: Một cửa bể xưa thuộc Thanh
Hóa.
Đi săn đón người hiền:
Điền Đan:
- Người thời Chiến Quốc, có tài sử dụng trâu vào
chiến trận. Có lần Điền Đan đã cho cắm dao
nhọn vào đầu trâu rồi buộc giẻ tẩm dầu vào
đuôi trâu mà đốt, đàn trâu bị đốt đã điên
cuồng xông vào trận địa giặc.
Điêu:
- Xưa đi đánh giặc thường dùng cái chiêng đồng
để thúc giục quân sĩ. Chiêng ấy đựng được
hơn một đấu gạo nên cũng dùng để nấu cơm nên
gọi là điêu đẩu.
Hoa Tiên:
Tình dài dễ ngắn canh đài
Tiếng điêu điểm trót, hiên cài bóng đông.
Điếu Ngư:
- Tên một tòa thành trên một trái núi cùng tên ở
Tứ Xuyên. Núi này địa thế rất hiểm yếu. Dư
Giới nhà Tống đã xây thành trên núi, khi Vương
Công Kiên và Lập đến đóng giữ, Mông Kha -
Tướng Mông Cổ - kéo quân đến đánh không
được.
Điêu thuyền: Xem Lữ Phụng Tiên
Điệu ngã đình hoa:
- Tên các điệu nhạc cổ: Điệu Ngã chuyển sang
điệu Đình Hoa tức điệu Hậu Đình Hoa do Trần
Hậu chủ đặt cho cung nữ hát.
Đỉnh Giáp non thần: Chỉ nơi tiên ở.
- Đỉnh núi Vu Giáp có thần nữ ở. Xưa, vua nước
Sở đến chơi đền Cao Đường, mộng thấy người
đàn bà đẹp tự xưng là thần nữ núi Vu Giáp xin
đến hầu chăn gối.
Vu Giáp là một ngọn núi cao ở miền tây Trung
Quốc, nằm trên cửa ngõ tiến vào cao nguyên Tứ
xuyên.
Xem Mây mưa
Kiều:
Bâng khuâng đỉnh Giáp non thần.
Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng.
Đình Trầm Hương:
- Ngôi nhà làm bằng gỗ Trầm Hương trong vườn
thượng uyển của Đường Minh Hoàng, nơi nhà vua
hay ra chơi với nàng Dương Quý Phi.
Đóa Lê: Đóa hoa Lê, ví người cung
nữ.
- Trong bài "Trường hận ca" nói về vẽ
đẹp của nàng Dương Quý Phi, Bạch Cư Dị viết: "Lê
Hoa nhất chi xuân đái vũ" (Một cành hoa
Lê đẫm nước mưa xuân).
Cung oán ngâm khúc:
Đóa lê ngon mắt cửu trùng.
Tuy mày điểm nhạt nhưng lòng cũng siêu.
Đoan Ngọ: Ngày mồng 5 tháng 5, cũng
còn gọi là ngày Trùng ngũ hay Đoan Dương.
- Khuất Nguyên, trung thần nước Sở gặp thuở đời
suy, hết sức can vua, vua không nghe. ông buồn
phiền việc nước, làm sách "Ly Tao" rồi
trầm mình ở sông Mịch La đúng vào ngày mồng 5
tháng 5 âm lịch. Nhân đó, người nước Sở mỗi
năm đến ngày Trùng ngũ lại có lễ đua thuyền,
ý là để vớt thây Khuất Nguyên. Từ đó mà
thành ra tiết đoan ngọ, còn có tục lấy lá ngày
mồng 5 để chữa bệnh.
Xem Mịch La
Đồ điếu: Người hàng thịt, kẻ câu
cá. Chỉ người mà thời phong kiến cho là thấp hèn.
- Thời Tần ở Trung Quốc, Hàn Khoái làm nghề bán
thịt chó, Hàn Tín đi câu cá kiếm sống. Sau 2
người này theo giúp Lưu Bang diệt Tần phá Sở,
lập ra Vương triều nhà Hán.
Đồ Nam: Tên tự của Trần Đoàn. Xem Trần Đoàn.
Đỗ Lăng: Tức Đỗ Phủ, hiệu Thiếu
Lăng, một nhà thơ lớn đời Đường.
Đỗ Mục: Thi sĩ đời Đường, làm chức
Ngự sử phân ty ở Lạc Dương.
Đỗ Nhuận:
- Người làng Kim Hoa, huyện Kim Hoa (nay là Kim Anh),
đỗ tiến sĩ đời Quang Thuận, làm quan đến chức
Đông các đại học sĩ, sung làm Phó Nguyên súy
trong hội Tao đàn của vua Lê Thánh Tôn.
Đỗ Quyên: Chim Cuốc, còn gọi là Tử
Quy hay Đỗ Vũ.
- Hoàn Vũ ký: Vua Thục là Đỗ Vũ, hiệu Vọng
Đế sau khi đã nhường ngôi cho người khác bèn
lên ở ẩn ở núi Tây Sơn, chết hóa thành con chim
Đỗ Quyên tiếng kêu ai oán.
Đổ rượu ra sông thết quân lính:
- Từ chữ: Đầu giao tướng sĩ. Chỉ giao tình giữa
tướng và quân.
Thời Xuân Thu có lần nước Sở và Tấn đánh nhau,
có người biếu vua Sở một bình rượu. Vua muốn
binh lính đều được uống cả bèn đổ rượu
xuống đầu nguồn nước,binh lính đón dòng nước
cầm thìa múc uống. Mọi người cảm kích với cử
chỉ cùng cam khổ của vua, dốc sức đánh bại quân
Tấn.
Đỗ Vũ: Xem Đỗ
Quyên
Đôn Di: Chu Đôn Di, người đất Liêm
Lạc. Xem Liêm Lạc
Đông Chu:
- Triều đại Nhà Chu từ Chu Bình Vương dời sang
đông ở đất Lạc cho đến đồi Chu Noãn Vương
(770 - 256 trước CN). Xem Chu
Đông Lăng: Tức Đông Lăng hầu Thiệu
Bình đời Tấn.
Đông sàng: Điển chọn rễ.
- Tấn thơ: Quan thái úy Khước Giám khiến
người kén rễ tại nhà Vương Hạo là nơi có lắm
học trò giỏi. Khi trở về, hỏi chọn được mấy
người. Thưa: ở nơi chái hướng đông nhà Vương
Đạo có đông người, khi nghe chọn rễ thì cậu
nào cũng ra bộ ganh đua nhau, chỉ có một người
như không nghe gì cả. Khước Giám bảo đó là
người đáng chọn. Người ấy tức là Vương Hy
Chi, có tài viết chữ rất đẹp, quán cả thiên
hạ, đến nay còn truyền.
Hoa Tiên
Khéo thay lời nói hữu tình.
Sàng đông rày mới là đành có nơi. Xem Bút lâm xuyên, Thiếp Lan Đình.
Đông y Bảo Giám:
- Sách thuốc do Hứa Tuấn người Triều Tiền, thâu
thái những lý luận và phương pháp của các sách
thuốc Trung Quốc mà soạn ra.
Đống xương vô định:
- Đống xương người chết trận bên bờ sông Vô
Định tỉnh Thiểm Tây. Nước sông chảy xiết cuốn
theo cát, lòng sông chỗ nông, chỗ sâu không nhất
định nên gọi là "Vô định hà". Từ
thời xưa trên bờ sông này là bãi chiến trường.
Thơ Trần Đào:
Khả lân vô định hà biên cốt,
Do thị xuân khuê mộng lý nhân. (Đáng thương
đống xương bên sông Vô Định, như còn là
người trong mộng của khách chốn buồng xuân.)
Kiều:
Ngẫm từ dấy việc binh đao.
Đống xương Vô Định đã cao bằng đầu.
Đỗng Hồ: Sử quan nước Tần thời Xuân
thu. Xem Ngòi viết
Đỗng Hồ.
Đỗng Trác:
- Người cuối thời Đông Hán Trung Quốc. Thời Hán
Linh Đế giữ chức Tiền Tướng Quân. Linh Đế
chết, Đỗng Trác đem quân vào triều phế truất
Thiếu Đế, tự xưng là Thái sư, uy quyền hiển
hách một thời. Sau bị Lã Bố giết chết.
Xem Lữ Phụng
Tiên, Điêu Thuyền.
Đồng Quan: Nói chỗ chinh phu ở.
- Đồng Quan là tên một cửa ải quan trọng thuộc
tỉnh Thiểm Tây trên ranh giới hai tỉnh Hà Nam và
Sơn Tây, bờ phải sông Hoàng Hà, là một đồn
tiền tiêu bảo vệ thành Tràng Thi đời Hán.
Đồng Tước:
- Tên một tòa lâu đài lộng lẫy, đồ sộ do Tào
Tháo cho dựng trên bờ sông Chương Hà thuộc tỉnh
Hà Nam. Dựng đài xong, Tào Tháo định bụng nếu
hạ được đất Giang Nam (Đông Ngô) sẽ bắt hai
con gái xinh đẹp tuyệt trần là Đại Kiều (Vợ
Tôn Sách) và Tiểu Kiều (Vợ Chu Du), con gái Kiều
công đem về ở đó để vui thú tuổi già.
Thơ Đỗ Mục (Đường): Động phong bất
dữ Chu lang tiên.
Đồng Tước xuân thâm tỏa nhị kiều. (Ngọn
lữa đông nếu không giúp Chu Du (Phóng hỏa trận Xích Bích) thì
đài Đồng Tước đã khóa chặt tuổi xuân hai chị
em họ Kiều).
Đồng Thương thấm nước:
- Cao Tông nhà Thương chiêmbao thấy Thượng đế cho
mình một người giúp việc rất tốt, bèn theo trong
mộng vẽ một bức hình rồi sai người đi tìm, quả
tìm thấy ông Phó Duyệt đang đắp bờ đập ở
đất Phó Nham, đón về lập làm tướng. Vua bảo
Phó Duyệt: "Trời khi nào đại hạn, dùng
ngươi làm mưa rào"
Xem Phó Duyệt.
Động Đình Hồ:
- Vùng hồ Động Đình có 12 ngọn núi đẹp. Bạch
Cư Dị đời Đường thường ví như 12 búi tóc mỹ
nhân.
Động Đào: Tức Đào Nguyên. Xem Đào Nguyên.
Động khóa nguồn phong:
- Bí lối, cửa động tiên khóa chặt như khi Lưu
Trần, Nguyễn Triệu trở lại thì động đã lấp
mất lối cũ. Nguồn Đào niêm phong như khi người
ngư phủ đời Tấn tìm đến thì không nhận được
lối vào.
Xem Thiên Thai.
Hoa Tiên: Sinh rằng động khóa nguồn phong
Đốt sừng Tê: Nói chuyện Thái Chân
đốt sừng Tê để soi ma quỷ.
Đơn Quế: Cây Quế vỏ đỏ, chỉ người
con hay nối được chí cha ông mà làm nên.
- Tống Sử: Đậu Vũ Quân, người đất Ngự
Dương đời Tống giữ chức Tả gián nghị Đại phu,
nhà có danh vọng, khuôn phép, tính thích sưu tập
sách vỡ, hậu đãi người hiền kẻ sĩ. Khi ông
làm quan, hiều sĩ bốn phương được cất nhắc bổ
dụng. 5 người con trai ông là Nghi, Nghiễm, Khản,
Xứng, Hy kế tiếp nhau thi đỗ cao. Người đời khen
gọi là "Yên sơn đậu thị Ngũ Long"(5
con rồng họ Đậu đất Yên Sơn). Phùng Đạo làm
thơ mừng Vũ Quân có câu: "Linh Xuân nhất
chân lão, đan quế ngũ chi phương" (Cha -
chỉ Vũ Quân, một gốc già, đan quế một cành
thơm).
Hồng Đức quốc âm: Thơm tho dòng đậu
cành đan quế.
ấm áp sân điền khóm tử kinh. Vân Tiên:
Trông cho cành quế trỗ cành mẫu đơn.
Đuổi hươu: Do chữ "Trục lộc:
Đuổi bắt hươu, chỉ việc giành thiên hạ, tranh ngôi
vua.
- Sử ký: "Tần chi cương tuyệt nhi duy
thỉ, Sơn động đại nhiễu, dị tính tịnh khởi,
anh tuấn ô tập, Tần thất kỳ lộc, thiên hạ cộng
trục tri ư thị cao tài tật túc giả tiên đắc
yên" (Khoái Thông nói: Kỷ cương nhà Tần
bị đứt, miền Sơn đông nổi loạn, các miền khác
đều nổi lên. Anh hùng tuấn kiệt tụ tập lại
nhiều như quạ. Nhà Tần mất hươu, cả thiên hạ
cùng đuổi bắt nó. Bấy giờ ai tài cao, chân nhanh
thì bắt được trước).
Trương án (Tam quốc - Ngụy) chú: Lấy con hươu
để ví ngôi vua (Di lộc dụ đế vị).
Thơ Lý Bạch :
Tần lộc bôn dã thảo.
Trục chi nhược phi hồng. (Hươu Tần chạy sổng
nội nội cỏ, người đuổi nó như cỏ hồng bay).
Từ ngữ này tuy thông dụng từ đời Hán nhưng
trước đó, từ đời Xuân Thu đã có lời ví ấy.
Đường: Triều Đường ở Trung Quốc (618
- 906), rất thịnh về thơ văn.
Đường lang:
- Đời Trần Phế Đế, có người lộ Bắc Giang là
Nguyễn Bồ xưng là Đường Lang Tử Y, dùng pháp
thuật tiếm hiệu xưng vương làm loạn, sau bị
giết.