Mã Dung :
Mã Dương :
- Tên núi ở xứ An Huy, mé núi có miếu thờ thần
Mã Dương. Chính tại nơi này Vương Bột đã làm
bài "Phú Đằng Vương"
Mã Lượng :
- Mã Công Lượng đời Tống, thuở nhỏ một đêm
ngồi đọc sách dưới đèn trong cửa sổ chợt thấy
có một bàn tay lớn như cái quạt thò vào, đêm
hôm sau cũng lại như thế. Lượng bèn lấy bút
nhấp nước Hùng Hoàng viết lớn một chữ
"Hoa" vào tay. Ngoài cửa sổ chợt có tiến
kêu to bảo có rửa hộ đi không, Lương cứ mặc
kệ. Gần sáng tiếng kêu van càng tha thiết và tay
vẫn không rút ra được. Lại nói : "ông
sắp làm nên đại quý nên tôi đùa ông, sao nỡ
làm tôi khốn quẫn quá thế ! há không biết việc
ông ôn Kiệu đốt
sừng tê ư ? " Lương nghĩ ra,
bèn lấy nước rữa sạch chữ. Con quỷ cảm tạ mà
đi.
Xem Đốt sừng tê, Thái Chân.
- Về mục lục M
Mạc Đĩnh Chi :
- Tự Tiết Phu, không rõ năm sinh, mất năm 1346. ông
vốn người làng Lan Khê Huyện Bàng Hà (Nay thuộc
huyện Thanh Hà, Hải Hưng), sau dời sang làng Lũng
Đông, huyện Chí Linh. Đỗ Trạng nguyên năm Hưng
Long thứ 12 đời Trần Anh Tông (1304). ông có đi
sứ nhà Nguyên, được trọng viọng. Sau làm quan
đến chức Nhập nội Hành khiển, thăng Tả Bộc Xạ.
Mạc Đăng Dung là cháu 7 đời của ông.
Mạc Gia : Tên thanh gươm quý được
đúc cùng với thanh Can Tương. Xem Can Tương.
Mạch tương : Do chữ Tương lệ,
chỉ nước mắt.
- Bác vật chí : Hai người con gái vua Nghiêu
là Nga Hoàng và Nữ Anh đều là vợ vua Thuấn. Vua
Thuấn đi tuần thú, chết ở đất Thương Ngô bên
bờ sông Tương. Hai bà đến đó kêu khóc thảm
thiết, nước mắt vẩy vào các bụi trúc chung
quanh, trúc đều thành sắc lốm đốm nên gọi là "Tương
phi trúc"
Kiều : Vâng lời khuyên giải thấp cao.
Chưa xong điều nghĩ đã dào mạch tương.
Mai dịch : Quán trọ, nơi đưa đón sứ
giả.
- Ngày xưa ở các dịch trạm người ta thường trồng
Mai, nên gọi là Mai dịch.
Mãi Thần :
- Chu Mãi Thần, người đời Hán, lúc chưa hiển
đạt từng làm nghề kiếm củi, sau làm đến chức
Trung Đại Phu.
Thông Chí : ông vừa gánh củi vừa học, vợ
gánh củi theo sau lấy làm xấu hổ, xin bỏ đi lấy
chồng khác. ông cười bảo : "Ta đến 50
tuổi mới giàu sang được, nay đã hơn 40 tuổi
rồi. Nàng chịu khổ đã lâu, nay hãy gắng đợi ta
giàu sang, ta sẽ báo đáp công lao cho."
Vợ giận dữ nói : "Như cung cách của ông
thì chỉ có chết đói ở cống rãnh mà thôi, sao
lại dám mong giàu sang được". Mãi Thần
phải để vợ đi lấy chồng khác. Từ đó, ông một
thân một mình đi gánh củi, vừa đi vừa học như
trước. Về sau, thời Hán Vũ Đế, ông được
người làng là Nghiêm Trợ tiến cử, nhà vua cho
vào yết kiến, nói chuyện nghĩa lý về kinh Xuân
Thu và Sở Từ. Vua rất hài lòng, mời ông giữ
chức Trung Đại Phu, rồi sau giữ chức Thái thú
đất Cối Kê. Khi đến Cối Kê nhậm chức, xe ngựa
hơn trăm cỗ. Vào đất Ngô, ông thấy người vợ
cũ cùng chồng đang gánh đất giữa đường liền
cho dừng xe, bảo mời hai người lên xe sau đưa về
dinh Thái Thú, cho ở một nơi và cấp lương ăn
tử tế. (Tiền Hán liệt truyện).
Phú Trần Văn Nghĩa :
Khó ai bằng Mãi Thần, Mông Chính.
Biết bao nhiêu ngựa đón xe đưa. Tài tử
đa cùng phú :
Miệng châu quế những rì rầm học vấn.
Chị chú Tô cằn nhằn chi hiểm nghèo.
Vai tân sài đủng đỉnh ngâm nga.
Vợ anh Mãi băn khoăn từng kể khó.
Mạn Đình : Núi ở Trung Quốc, tương
truyền nơi đây có tiên ở.
Mang đao tới hội :
- Tam quốc chí : Tôn Quyền đòi Kinh Châu,
Quan Vân Trường cố thủ không trả. Theo kế Lỗ
Túc, Tôn Quyền cho Túc mời Quan Vân Trường đến
dự tiệc rồi giết đi. Quan Vân Trường biết kế
nhưng vẫn một mình cắp đao đến dự hội sau khi
đã tự bố trí cẩn mật. Giữa tiệc, Lỗ Túc nói
đến chuyện đòi Kinh Châu, nếu Vân Trường không
chịu thì giết luôn nhưng ông đã khôn khéo từ
chối và làm cách giả say, một tay cầm đao, một
tay nắm chặt Lỗ Túc kéo ra tận bờ sông, có Quan
Bình đợi ở đây, lên thuyền trở về Kinh Châu.
Mang Kệ :
- Còn gọi là Mang Đăng hoặc Mang Đường, là nơi
dấy nghiệp của nhà Hán (Hán Lưu Bang tức Hán Cao
Tổ).
Mạnh Đức : Tức Tào Tháo thời Tam
Quốc. Xem Tào Tháo
phụ ân nhân.
Mạnh hiền còn chịu tiếng Tàng Thương :
- Nói việc Mạnh Tử phải chịu tiếng gièm của Tàng
Thương.
Mạnh Tử : Lỗ Bình công sắp ra đi, người
tôi yêu là Tàng Thương tâu rằng : "Thường
ngày nhà vua đi đâu thì có báo cho quan Hữu Tư
biết. Nay xa mã đã sẵn rồi mà quan Hữu Tư vẫn
chưa biết, xin dám hỏi nhà vua việc đó ?"
Lỗ Bình Công nói : "Ta sắp đến thăm thày
Mạnh Tử" Tàng Thương nói : "Nhà
vua sao lại xem nhẹ thân mình mà lại đến thăm
trước một người thất phu như vậy ? chắc vua cho
rằng Mạnh Tử là người hiền đức ư ? Lễ nghĩa
do người hiền đức mà ra, như nay Mạnh Tử làm
tang mẹ to hơn tang cha, thế là không có nghĩa lễ
gì, thì Mạnh Tử vị tất đã là người hiền
đức. Nhà vua không nên đến thăm !" Bình
Công nói : "Phải".
Mạnh Phủ :
- Tức Triệu Mạnh Phủ, bậc thông nho đời Hán, nơi
ngồi đọc sách thường mắc trướng đỏ.
Xem Tùng
Tuyết đạo nhân.
Mạnh Tân chi hội : Cuộc hội ở Mạnh
Tân.
- Đây chỉ cuộc hôi quân của Chu Võ Vương ở bến
Mạnh Tân, nay thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Cuối
đời ân, Thương, vua Trụ tàn bạo. Chu Võ Vương
đã hội quân với các nước chư hầu ở bến Mạnh
Tân để chuẩn bị đánh Trụ.
Mạnh Tông : Một người trong số Nhị
thập tứ hiếu. Xem Khóc
măng.
Mạnh Thường Quân :
- Là người nước Tề, nổi tiếng vì rộng rãi và
hay tiếp đãi tân khách, trong nhà lúc nào cũng
có vài ngàn người khách.
Mặc Dương : Tức Mặc Địch. Xem Mặc Địch.
Mặc Địch :
- Người nước Lỗ thời Chiến Quốc, là học giả chủ
trương thuyết "Kiêm ái", sống
đồng thời với các học trò lớp trước của Khổng
Tử. Nho gia, đặc biệt là Mạnh Tử đã bài xích,
công kích kịch liệt thuyết của Mặc Tử. Cho Mặc
Tử xướng thuyết "Kiêm ái" (Yêu
mọi người như nhau, không phân biệt thân sơ) là
kẻ không cha.
Sãi Vãi : "Kìa như Mặc Địch với
Dương Chu, tu một việc vị nhơn vị ngã, nhổ mày
lông mà lợi cả thiên hạ, thì Dương Chu ta một
sự chẳng vui, mài hết trán mà lợi có một
người, thì Mặc Địch tu một lòng chẳng
nại."
Mắt xanh : Do chữ "Thanh
nhãn", nói con mắt nhìn ai mà tỏ yq vừa lòng,
kính trọng.
- Tấn Thư : Nguyễn Tịch chí khí hơn người,
có thể nhìn người bằng mắt xanh hay mắt trắng.
Khi mẹ ông mất, Kệ hỉ mang đồ lễ đến viếng.
Nguyễn Tịch tiếp ông ta, nhìn với đôi mắt trắng
dã. Hỉ ra về, bụng không bằng lòng. Em của Hỉ
là Kê Khang nghe biết chuyện mới mang rượu, cắp
đàn đến. Tịch tỏ ý vừa lòng lắm, bèn tiếp
Khang với đôi mắt xanh.
Kiều :
Bấy lâu nghe tiếng má đào,
Mắt xanh chẳng để ai vào có không ?"
- Về mục lục M
Mân phong :
- Phần cuối trong thơ "Chuốc phong"
trong Kinh Thi. Mân Phong có 7 bài, bài đầu là
bái Thất Nguyệt mô tả công việc của các
bậc tiền bối ở đất Mân (thuộc Thiểm Tây) dựng
nghiệp nhà Chu. Tương truyền do Chu Công soạn ra để
dạy Thành Vương khi còn bé. 6 bài khác đều nói
đến công đức Chu
Công phò Thành Vương, giữ đế nghiệp nhà
Chu.
Mất búa đổ ngờ : Chỉ việc nghi ngờ vu
vơ.
- Liệt Tử : Người thầy búa mất cái búa,
ngờ cho đứa con nhà láng giềng, nhìn cách đi
đứng nói năng của nó, nhất nhất đều tỏ ra là
thằng ăn trộm búa. Nhưng rồi lại thấy búa, hôm
sau nhìn đứa con láng giềng thấy không có cái
gì tỏ ra là đứa ăn trộm búa cả.
Mây Hàng : Mây ở núi Thái Hàng, chỉ
lòng nhớ cha mẹ.
- Đường Thư : Địch Nhân Kiệt khi làm quan
đất Tinh Khâu, một hôm lên chơi núi Thái Hàng,
ngoảnh lại nhìn thấy có đám mây trắng lờ lững
bay ở đàng xa. ông ngậm ngùi nói với người theo
xung quanh rằng : "Ngô thân xa kỳ hạ"
(Nhà cha mẹ ta ở dưới đám mây trắng đó). Nói
rồi, ông bồn chồn đứng nhìn đám mây trắng một
hồi lâu đến khi đám mây bay đi nơi khác.
Tự tình khúc :
Nam cai khuất non xanh man mác.
Thái Hàng xa mây bạc lần vần.
Mây bạc : Xem Mây Hàng.
- Từ Thức :
Lại càng như giục lòng quê,
Lòng theo mây bạc cùng về cố đô.
Mây mưa : Do chữ "Vân Vũ"
chỉ việc trai gái gặp gỡ vui chơi ân ái với nhau.
- Theo lời tựa bài phú Cao Đường của Tống Ngọc. thuật lại
việc vua Sở Tương Vương cùng Tống Ngọc. đến chơi
đền Cao Đường : "Xưa kia Tiên vương đến
chơi đền Cao Đường, một hôm giữa lúc ban ngày
nhân vì mệt mõi mà ngũ thiếp đi, rồi mộng thấy
một người đàn bà đến nói rằng : "Thiếp
là thần nữ núi Vu Sơn, làm khách đền Cao
Đường, nghe nhà vua ngự chơi đây, xin nguyện
đến hầu dâng chăng gối". Vua nhân thế mà
đem lòng yêu. Khi từ biệt, người con gái nói
rằng : "Thiếp ở tại mé nam núi Vu Sơn, sớm
làm mây, chiều làm mưa, sớm sớm chiều chiều ở
dưới chân núi Dương Đài."" Từ đấy,
người ta dùng từ "Mây mưa" để
nói đến chuyện ân ái trai gái.
Kiều :
Mây mưa đánh đổ đá vàng.
Quá chiều nên đã chán chường yến anh.
Mịch La Giang :
- Sông ở phí nam nước Sở thời Chiến Quốc, nơi
Khuất Nguyên trầm mình vì can gián mà Sờ Hoài
Vương không nghe, thấy rõ họa nhà Tần sắp xâm
lăng nước Sở.
Xem Khuất Nguyên,,
Đoan Ngọ.
Mỏ đỏ :
- Chỉ Hồ Quý Ly. Vua Trần Nghệ Tôn chiêm bao thấy
vua Duệ Tôn về, đọc một bài thơ trong đó có
câu : "Trung hân hữu xích chùy hầu"
(Trong đó duy có tước hầu mỏ đỏ).
Mông Chính :
- Lã Mông Chính, người đời Tống, thi đỗ Trạng
nguyên. Khi nghe tin Mông Chính đỗ, Hồ Đán Phủ
phàn nàn rằng : "Thôi thế là sang năm ta
đỗ, lại phải sau hắn một thẻ rồi." Quả
nhiên sang năm Hồ đỗ thật.
Mông Kha : Anh Hốt Tất Liệt, tức vua
Hiến Tông nhà Nguyên.
Mộng Nguyệt : Chiêm bao thấy mặt trăng
sa xuống mình, là điềm sinh con quý.
- Nam sử : Xưa kia, Vũ Đế chiêm bao thấy nhà
sư chột mắt cầm lò hương đến xin thác sinh ở
cung vua. Thế rồi có một cung nữ chiêm bao thấy
mặt trăng chiếu rọi vào bụng mà có thai. (Lương
Vũ đế ký).
Quan âm Thị kính : Báo điềm mộng nguyệt
mãn ngày treo khăn.
Dương Từ - Hà Mậu :
Liễu Thơ là vợ họ Hà.
Chiêm bao nằm thấy nguyệt sa trên mình.
Mộng Tuân : Tức Nguyễn Mộng Tuân. Xem Cúc pha.
Một phơi mười lạnh :
- Mạnh Tử : "Tuy hữu thiên hạ dị sinh chi
vật giã, nhật nhật bộc chi, thập nhật hàn chi,
vị hữu năng sinh giã giã." (Trong thiên
hạ tuy có vật rất dễ sống nhưng một ngày ấm và
mười ngày rét, thì loài dễ sống đó cũng không
thể sống và sinh sôi được).
ý nói công việc không thể vội vàng hấp tấp,
nếu học mà một ngày học, mười ngày chơi, không
suy nghĩ gì đến sách vở thì rút cục chẳng biết
gì cả.
Mở tranh lấp rào :
- Phá bỏ cỏ tranh ngăn lấn lối. ý nói đường
không ai qua lại thì cỏ tranh sẽ mọc che mất lối,
cũng như việc học của con ngưởi ta, nếu học mà
không đem điều đã học ra thực hành thì nghĩa
lý cũng bị che lấp, trí óc người ta càng bị
điều xấu làm mờ.
Mạnh Tử bảo Cáo Tử rằng : "Đường mòn ở
trên núi, đi lại lâu ngày tất thành đường
lớn. Nếu không có người đi, tranh cỏ sẽ lấp
lối. Nay tâm của anh đã bị tranh cỏ bịt mất rồi
đây."
Mùi hương vương giả : Mùi hương cao
quý, tức mùi hương của hoa Lan.
- Khổng Tử gia ngữ : Khổng Tử từ nước Vệ
về nước Lỗ thấy nơi núi hẻo lánh, có nhiều hoa
lan đã than rằng : "Lan vi vương giã
hương, kim nài dữ chúng thảo ngữ" (Hoa
Lan có mùi hương vương giả, nay lại phải ở
chung với các loại cỏ.)
Muông thỏ cung chim : ý nói những
người tài giỏi hết thời bị chủ hãm hại.
- Sử ký : Năm thứ 6 đời nhà Hán, có người
đưa thư báo Sở Vương rằng Hàn Tín làm phản. Hán
Cao Tổ dùng mưu kế của Trần Bình, sai sứ báo
với chư hầu : Nhà vua sẽ họp chư hầu ở đất
Trần và sẽ đi chơi Vân Mộng. Kỳ thực
nhà vua muốn bắt Tín nhưng Tín không biết. Hàn Tín đến ra mắt
Hán Cao Tổ ở đất Trần, Hán Cao Tổ bèn sai võ
sĩ trói Tín lại, chở ở xe sau. Tín nói : "Quả
nhược nhân ngôn : Giảo thỏ tử lương cẩu phan,
cao điểu tận lương cung tàng, địch quốc phá
mưu thần vong ! Thiên hạ dĩ định, ngã cố
đương phạnh" (Quả như lời người ta nói
: Thỏ khôn chết thì chó phải bị nấu, chim cao
hết thì cung tốt bị bỏ xó, nước địch bị phá
thì mưu thần hết đời ! Nay thiên hạ đã bình
định rồi, ta bị nấu là đáng lắm.)