Cá lạnh đông câu:
- Do chữ "Thủy hàn ngư bất nhị"
(Nước lạnh cá không ăn câu) ý chỉ việc làm
không ăn thua với ý muốn.
Cách Duy: Cách bức màn, nói sự xa cách
âm dương.
- Hán Vũ đế nhờ một tay phù thủy chiêu hồn
người vợ yêu họ Lý hiện về sau một bức màn.
Ký mộng - Nguyễn Du:
Đời khấp bất chung ngữ.
Phảng phất như cách duy. (Nghẹn ngào không
nói được hết lời, phảng phất như cách nhau một
bức màn).
Cam La:
- Mưu sĩ thời Chiến quốc, năm 12 tuổi thờ Lã Bất
Vi, tể tướng nhà Tần. ông được cử đi sứ
nước Triệu, thuyết phục vua Triệu cắt đất 5
thành dâng Tần. Khi trở về, Cam La được Tần
phong làm Thượng Khanh.
Cầm Tháo:
- ả ca kỹ ở Tây Hồ thuộc đất Hàng Châu. Một lần
tiếp văn sĩ Tô Đông Pha, nghe ông đọc 2 câu
thơ: "Môn ngoại lãnh lạc yên mã hy, lão
đại giá tác thương nhân phụ" (Ngoài
cửa lạnh lùng xe ngựa vắng, tuổi giá duyên kết
chú phường buôn.)
Cầm Tháo tỉnh ngộ bèn cắt tóc đi tu.
Can chi: Gồm Thiên can và địa chi.
- Can có thập can là 10 dấu hiệu về trời gồm:
Giáp, ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỹ, Canh, Tân, Nhâm,
Quý.
Chi có thập nhị chi là 12 dấu hiệu thuộc về đất
gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi,
Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Can và Chi chỉ ngày, giờ tháng, năm.
Can Tương: Tên thanh gươm quý.
- Can Tương vốn là người nước Ngô thời Xuân Thu,
có vợ là nàng Mạc Gia. Vua Ngô sai đúc kiếm,
Mạc Gia cắt tóc, cắt móng tay mình bỏ vào lò,
sắt thép mới chảy ra, lấy đúc được 2 thanh
gươm, một thanh đặt tên là Can Tương, một thanh
là Mạc Gia. (Theo "Chính tự thông",
"Ngô Việt Xuân Thu").
Càn Khôn: Kiền Khôn: Trời, đất.
- Đây là tên 2 quẻ trong Kinh dịch, tượng trưng
trời, đất.
Lời sớ của Trình Di nói: Càn là đầu muôn vật
cho nên là trời, là dương, là cha... Khôn là
quẻ đối nhau với Càn. Càn lấy chính bền làm
trinh, không thì mềm thuận làm trinh. Việc làm
của người quân tử mềm thuận mà lợi... Lợi cho
muôn vật đều chủ ở khôn. Vì cuộc sinh thành
đều là công của đất cỏ, nên khôn là đất, là
âm, Là mẹ.
Bích Câu Kỳ ngộ:
Ra vào kim khuyết quỳnh lân.
Treo tranh Yên thủy, giắt bầu kiền khôn.
Cang mục:
- Bản thảo cương mục do Lý Thời Trân đời Minh
soạn, gồm 52 quyển nói về tính chất các vị
thuốc.
Canh Đà:
- Đà là tên một giống cá có chân, dài vài
trượng, da bền có thể bưng làm trống được,
tiếng kêu rất lớn, mỗi lần kêu rất đúng với
mỗi trống canh.
Cánh hồng:
- Ví người tài cao học rộng.
Chim hồng bay thường cao hơn các loài chim khác
(Hồng đoàn, Hồng phí).
Phú Tào thực: Phiên nhược kinh hồng,
uyển nhược du long (Nhẹ nhàng bay vút như chim
hồng khi kinh hải, uyển chuyển mềm mại như con
rồng khi lượn chơi).
Là tả hình dáng nhẹ nhàng, uyển chuyển của nữ
thần sông Lạc.
Tề công dã ngữ: Trương tâm kiều hạ
xuân ba lục, tằng thị kinh hồng chiếu ảnh lai
(Đau lòng khi thấy lớp sóng biếc dưới cầu nơi
đã từng có bóng con Hồng kinh hãi rọi xuống).
Cảnh kỹ:
- Lê Cảnh Kỹ, trước làm quan nhà Trần, sau làm
quan nhà Hồ đến chức Hành Khiển.
Cảnh Nghi:Tên tự của Lương Thế Vinh.
Xem Trạng nguyên
họ Lương
Cao Đường: (Phú).
- Tên một bài phú của Tống Ngọc, nước Sở. Xem Tống Ngọc.
Cao sơn lưu thủy: Xem Nước non.
Cao Tổ:
- Hán Cao Tổ Lưu Bang, người sáng lập nhà Hán sau
khi phá Tần, diệt Sở.
Cao Vọng (Núi):
- Núi ở làng Bình Lễ, huyện Kỳ Anh. Năm Đinh Hợi
Hồ Hán Thương bị bắt ở đây.
Cáo họ Nhâm:
- Liêu trai chí dị: Nữ yêu họ Nhâm rất
đẹp, lấy chàng Trịnh Sinh. Sau mấy tháng vợ
chồng đưa nhau ra ngoài thành chơi, gặp người
đi săn dắt chó. Nàng Nhâm chợt ngã ngựa hóa
thành cáo rồi bị chó săn cắn chết. (ý nói sự
thay hình đổi dạng).
Cảo Khanh:
- Tức Nhan Cảo Khanh, người đất Lâm Nghi, tự Mãn,
tính cương trực.
Tục Thông Chí: Thời Đường Huyền Tông,
ông làm Thái thú Thường Sơn. Khi có biến An Lộc
Sơn, giặc bất ngờ đánh úp thành. Cảo Khanh chưa
nghĩ ra kế chống thành thì lương thực, tên bắn
đã cạn, thành bị vây hãm rồi ông bị bắt. An
Lộc Sơn dụ ông, nói: "Nếu đầu hàng ta sẽ
cho làm Thái thú". Cảo Khanh trừng mắt mắng
rằng: "Ta làm tôi nhà Đường, giữ lòng trung
nghĩa, vì nước trừ bọn giặc chúng mày. Giận
nổi chưa chém được đầu mày để tạ vua chứ
lòng nào theo chúng mày làm phản ?". Cảo
Khanh chửi mắng không ngớt, bị chúng cắt lưỡi
rồi giết chết.
Cảo kinh: Kinh đô cũ của nhà Chu.
Cát đằng: Chỉ người vợ lẽ. Xem Cát Lũy
Cát lũy: Chỉ người vợ lẽ.
- Kinh thi : Nam hữu cù mộc, cát lũy luy
chi; Lạc chi quân tử, phúc lý luy chi.
Nghĩa là: Núi nam có cây to giống dây sắn, dây
bìm leo lên quanh gốc cây; bà vợ cả hiền hậu,
thiên tính vui vẽ, không bụng ghen tuông, phúc
lộc thế nào cũng làm yên vui cho người khác.
Cát nguyên: Xem Tin cá.
Cát pha: Tên đất.
- Thần tiên truyện: Phí Trường Phòng được
thầy học cho 1 chiếc gậy trúc, khi đi đến bãi
Cát pha, Phí bỏ gậy lại thì cây gậy bổng hóa
thành con rồng xanh.
Xem
- Phí Trường
Phòng.
Cảo thơm: Do chữ Phương cảo: Pho
sách thơm, sách hay.
- Cảo thơm lần giỡ trước đèn.
Cắp dùi Bác Lãng:
- Sử ký: Trương Lương là người nước Hàn,
cha và ông của ông làm tướng quốc trải 5 đời
vua Hán. Khi cha chết, Lương còn ít tuổi, chưa
từng làm quan nước Hàn. Khi Hàn bị Tần Thủy
Hoàng tiêu diệt, Lương bèn đem tất cả gia tài,
tìm thích khách giết vua Tần để báo thù cho
nước Hàn.
Lương tìm được 1 lực sĩ, làm 1 cái chùy sắt
nặng 120 cân. Tần Thủy Hoàng đi chơi ở miền
đồng, Lương và người thích khách rình đánh
Tần Thủy Hoàng ở bãi cát Bác Lãng nhưng đánh
nhằm phải xe tùy tùng. Tần Thủy Hoàng nổi giận
sai lùng khắp thiên hạ, cốt lùng cho được
Trương Lương. Lương bèn đổi tên họ, sau theo
Bái công bày mưu lập kế giúp Bái công diệt
Tần, Sở, dựng nghiệp nhà Hán.
Cầm đuốc chơi đêm:
- Do chữ Bỉnh chúc dạ du, ý nói thời gian qua
mau, đời người ta quá ngắn, phải tranh thủ mà
vui chơi.
Cổ thi: Trú đoản khổ dạ trường hà bất
bỉnh chúc du ? nghĩa là: Ngày ngắn khổ nổi
đêm dài, sao không cầm đuốc chơi đêm.
Lý Bạch: Quang âm giả bách đại chi quá
khách
- Nhi phù sinh nhược mộng vi
hoan kỷ hà
Cổ nhân bỉnh chúc dạ du
lương hữu dĩ giả
Nghĩa là: Ngày giờ thì
như người khách đi qua mãi mãi
trăm đời, mà kiếp phù sinh của con
người thì như một giấc mộng, vui
được bao nhiêu. Cổ nhân cầm đuốc
chơi đêm thật có lý do vậy.
Cầm đường: Nơi làm việc của quan
huyện.
- Lã thị Xuân thu: Mật Tử Tiện làm quan đất
Đan Phụ, ngồi gẩy đàn cầm, thân không ra khỏi
công đường mà đất Đan Phụ được trị.
Cần: (Cửa bể), Tức Cửu Cờn, thuộc
huyện Quỳnh Lưu, Nghệ Tĩnh.
Cầu Lam: Xem Lam
Kiều
Cầu ô: Cầu do quạ làm ra để Ngưu Lang
và Chức Nữ gặp nhau.
Cầu Lá buông:
- Gia định thành thông chí: Cầu lá buông ở
tỉnh Biên Hòa, bắc ngang qua cái rạch gọi là
Rạch Lá buông. Buông là một thứ cây thấp mọc
thành rừng, lá to trắng dùng lợp nón, làm áo
tơi và buồm thuyền. Từ Bình Thuận đi Biên Hòa
nhiều nơi có cầu lá buông.
Cầu Xanh: Cầu Lam. Xem Cầu Lam, Lam kiều
Cỏ Ngu:
- Ngu mỹ nhân là vợ Sở Vương Hạng Võ (Gọi là
nàng Ngu Cơ). Khi Hạng Võ thế cùng chạy đến Cai
Hạ. Nàng rút gươm tự vẫn.
Tương truyền hương hồn nàng không tan, hóa
thành 2 khóm cỏ trên mộ, ngày đêm cứ quấn quít
vào nhau, người ta gọi là Cỏ ngu (Ngu mỹ
nhân.
Con gái hiền trong sách:
- Liêu trai chí dị: Lang Ngọc Trụ là một thư
sinh ở Bành Thành rất mê sách, suốt ngày chỉ
cặm cụi đọc sách. Lúc còn sống, thân phụ anh
có viết một bài "khuyến dụ" dán ở chổ
ngồi có câu: Thú thê mạc hiện vô lương môi.
Thư trung hữu nữ nhan như ngọc (Lấy vợ đừng
giận vì không có người nối dõi, trong sách có
người đẹp mặt như ngọc).
Ngọc Trụ ngày thường ngâm đọc, ngoài 30 tuổi
vẫn chưa lấy vợ vì anh ta một lòng tin tưởng
trong sách sẵn có mỹ nhân, lo gì mà chẳng có
vợ.
Một hôm, đêm đã khuya, chàng đang còn mãi mê
đọc bộ Hán thư đến nữa quyển thứ 8 thì thoáng
thấy một hình mỹ nhân nhỏ nằm ép trong sách.
Chàng giật mình nghĩ bụng chắc cô gái nhan như
ngọc ở trong sách là đây chăng ? nhìn kỹ mặt
mày thấy như người, một lúc thì mỹ nhân cử
động rồi mĩm cười, lớn bằng người thật, rõ
ràng là tuyệt thế giai nhân, lừ lừ bước xuống.
Ngọc Trụ kính cẩn hỏi rằng: "Nàng là vị
thần tiên nào giáng thế ?" người con gái
đáp: "Thiếp họ Nhan, tên Như Ngọc, vốn biết
chàng đã từ lâu và cũng đã được chàng để
ý đến. Nếu thiếp không đến gặp chàng thì chắc
sẽ làm chàng không còn tin lời cổ nhân nữa"
Ngọc Trụ mừng lắm bèn cùng Như Ngọc kết làm vợ
chồng. Lấy nhau được 2 năm, Như Ngọc từ biệt
đi mất vì Ngọc Trụ không bỏ được thú mê
sách.
Đã người trong sách là duyên.
Mấy thu hạt ngọc Lam điền chưa đông
Con tạo: Chỉ tạo hóa. Xem Hóa nhi
Cố Thiệu:
- Loại tụ: Đời Tam quốc, Cố Thiệu làm quan
Thái thú quận Dư Chương, thường phá hủy các
đền thờ của những vị thần bất chính. Sau thấy
thần miếu Lư Sơn hiện lên đòi làm trả. Không
bao lâu sau thì ốm mà chết.
Cổ Lâu: Khu đất Hồ Quý Ly cắt dâng
cho người Minh, có cả thảy 59 thôn.
Côn Lôn nô:
- Hiệp khách thường giúp cho những lứa đôi chia
lìa nhau được sum họp (Tình sử).
Côn Sơn:
- Núi ở xã Chi Ngại, Phương Sơn, Hải Hưng, nay là
huyện Chí Linh, Hải Hưng.
Thời Trần Đế Nghiễn, Hồ Quý Ly tiếm quyền. ông
ngoại Nguyễn Trãi là quan Tư đồ Trần Nguyên
Đán. Thấy vận nhà Trần sắp mất bèn xin về hưu
dưỡng ở núi này và đặt tên là Thanh Hư động,
ông mất ở đây năm 1390.
Nguyễn Trãi lúc nhỏ đã ở Côn Sơn với ông
ngoại, thời Minh chiếm cũng có lần về Côn Sơn.
Kháng Minh thành công, ông làm quan triều Thái
Tổ, Thái Tông. Có thời gian ông xin về ở ẩn ở
đây.
Công danh chi nữa, ăn rồi ngũ:
- Lấy ý câu thơ "Phù thế công danh thực dữ
biên" là của Tô Đông Pha ca ngợi Trương
Hàn nhân việc Hàn tiên đoán việc Quýnh bị giết
hại.
Bài thơ gọi là "Tam hiền tán". Phù
thế công danh thực dữ niên.
Quý Ưng chân đắc thủy trung tiên.
Bất tu cánh thuyết tri cơ tảo.
Chỉ vị thuần lô giã tự hiền. (Công danh ở
cõi đời không gì bằng ăn với ngũ. Quý Ưng
thực là người tiên trong miền sông nước. Chỉ
miền Ngô Giang quê hương Trương Hàn (Quý Ưng
là hiệu của Hàn). Không cần phải nói là sớm tri
cơ. Chỉ 1 sự là biết ăn canh thuần gõi Vược
cũng là người giỏi rồi).
Xem
- Thuần Vược
Cốt Đãi Ngột Lang:
- Tướng giỏi của Mông Cổ, từng đem quân đi đánh
lấy nước Nam Chiếu (Nước trước kia vào khoảng
giữa 2 tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên (Trung Quốc),
đóng đô ở Đại Lý (Vân Nam).
Cốt nhục tử sinh:
- Làm mọc thịt lại ở xương tàn, làm sống lại
người đã chết. Chỉ ơn cứu nguy, cứu sống rất
sâu nặng.
Tả truyện: Vi Tử Phùng nói: Ngô biện
thân thác, phu tử sở vị sinh tử nhi nhục cốt giả
(Ta xem thân thúc phu tử như là người đã làm
sống lại kẻ đã chết, làm đâm thịt lại ở
xương tàn).
Lời chú nói: "Ta đã chết mà thân thúc
cứu ta sống, ta đã là đống xương tàn mà thân
thúc làm cho đâm thịt ra", ý nói cái ơn
cứu sống lại.
Dám nhờ cốt nhục tử sinh.
Còn nhiều kết cỏ ngậm vành về sau !
Cù mộc: Chỉ người vợ lẽ. Xem Cát lũy
Cúc pha:
- Tên một tập thơ của Nguyễn Mộng Tuân, người
làng Phủ Lý, Đông Sơn, Thanh Hóa. ông đỗ khoa
Canh Thìn (1440) đời nhà Hồ, làm quan nhà Lê
đến Tả nạp Ngôn, Khinh xa đô úy.
Cung bích: Bởi chữ: Cung tường, chỉ
cửa thày dạy học.
- Luận ngữ: Tử Cống viết: Thi chí cung
tường, tứ chi tường giã, tường giã cập kiên,
khuy kiến thất gia chi bảo, phu tử chi tường số
nhận, bất đắc kỳ môn chi nhập, bất kiến tông
miếu chi mỹ, bách quan chi phú" (Thầy Tử
Cống nói rằng: thí dụ tài đức như những bức
tường trong cung thất, Tứ tôi là bức tường cao
đến vai, nên người ta có thể đứng ngoài nhìn
thấy những cái tốt đẹp trong nhà. Thầy tôi là
bức tường cao mấy nhận, nếu người ta không tìm
được cửa tiến vào thì không thấy cái tốt đẹp
trong nhà tông miếu, cùng sự phồn vinh của bá
quan).
Cung Ngao lầu Thẩn:
- Chỉ hiện tượng sinh ra do chiết xạ quang tuyến
(mirrage) thường thấy trên mặt biển hay sa mạc, ý
nói những cảnh tượng hư ảo.
Từ Hán có chữ: "Thẩm lâu", "Hải
thị thẩm lâu"
Tam Tề lược ký nói: Nơi con Thẩn trên mặt
biển kết thành lâu đài gọi là "chợ
biển" (Hải thị).
Bản thảo nói: Cùng thuộc loại giao long có
con Thẩn, dáng tựa co rắn nhưng to hơn, có sừng,
có thể phun khí ra làm thành lâu đài thành
quách.
Cung Quảng: Do chử "Quảng Hàn
cung", chỉ cung trăng.
- Long Thành lục: Đường Minh Hoàng nhân đêm
trung thu cùng đạo sĩ Hồng Đô Khánh lên chơi
cung trăng, thấy có biển đề: "Quảng hàn
thanh hư chi phủ" (Phủ rộng, sạch, trong,
rỗng).
Cung Quế xuyên dương: Chỉ việc thi
đỗ, công thành danh toại.
- Cung Quế: Cung trăng, vì tục truyền trên mặt
trăng có cây Quế.
Từ Hán có chữ: "Chiết Quế",
"Thiềm cung" cũng chỉ nghĩa thi đỗ.
Xuyên dương: Dưỡng Do
Cơ thời Xuân thu làm Quản đại phu nước
Sở nổi tiếng giỏi, đứng cách xa lá liễu trăm
bước (Bách bộ) mà bắn trăm phát trúng cả trăm
(Bách bộ xuyên dương). Khi Tấn Sở đánh nhau ở
đất Yên Lăng, Do Cơ ngồi xổm mà bắn quân Tấn
chết rất nhiều.
Trần Nguyệt Lão (Đời Đường): "Chiết
quế nhất chi tiên hứa ngã, xuyên dương tam tiễn
tận kinh nhân" (Bẻ quế một nhánh nhường
ra trước, xuyên dương 3 phát làm kinh sợ tất cả
mọi người).
Lá dương một phát đưa tên bắn.
Đèn sách cho cam thuở học hành.
Cung Thiềm:
- Thiềm là con cóc, cung là cung điện. Chỉ mặt
trăng, nghĩa bóng chỉ việc thi đỗ.
Cứ Hồ: Tên một ngọn núi gần cửa bể
Điển Du.
Cửa Hầu: Cửa của các bậc Vương hầu,
nhà quyền quý.
- Toàn Đường thi thoại: Thôi Giao Hán đời
Đường có người tỳ thiếp yêu đoan trang xinh
đẹp, sau vì nghèo mà phải đem bán cho Vu Địch
là người có tước hầu. Thôi Giao thương nhớ vô
cùng. Nhân tiết hàn
thực, nàng phải ra ngoài thì gặp Tôi Giao
đứng dưới gốc cây Liễu. Nàng khóc rồi hẹn với
Thôi Giao là sẽ giữ trọn lời ước cũ. Thôi Giao
làm thơ tặng nàng có câu: "Hầu quân nhất
nhập thâm như hải, tòng thử tiêu lang thị lộ
nhân" (Cửa Hầu khi đã vào khỏi thì mất
hút sâu như bể, từ đấy chàng Tiêu đã như
người qua đường).
Vã nơi rốn bể cửa Hầu.
Ra vào vì chút thẳm sâu ngại ngùng.
Cửa Sài: Do chữ "Sài môn":
Đóng chặc cửa.
- Hậu hán thư: Ư thị sài môn tuyệt tân
khách. (Thế là đóng chặc cửa không tiếp
khách).
Cưỡi Hạc lên Dương Châu:
- Tức muốn trở thành tiên, thoát khỏi vòng trói
buộc của quan hệ xã hội.
Phí Vân Vĩ, người nước Thục thời Tam quốc tu
luyện thành tiên thường cưỡi hạc vàng đi ngao
du khắp nơi và đã dừng lại ở lầu Hoàng hạc
(thuộc Dương Châu xưa, nay thuộc huyện Vũ
Xương, Hồ Bắc, Trung Quốc) rồi cưỡi hạc vàng
bay lên núi.
Có thuyết chỉ người tiên tên là Tử An đã từng
cưỡi Hạc vàng bay qua đây.
Cưỡi Rồng: Chỉ việc lấy được chồng
tốt.
- Sở quốc tiên hiền truyện: Hoàng Hiếu (Sách
"Sử học ký" chép là Hoàng Thương) và
Lý Ưng là 2 danh sĩ đời Hậu Hán, đều lấy con
gái Thái úy Hoàn Yên. Người đương thời bảo
rằng 2 cô con gái họ Hoàn được cưỡi rồng
(Thừa Long)
Cương thường:
- Gồm Tam cương và Ngũ thường, là các đạo lý
sống ở đời (theo đạo Khổng).
Tam cương: Quân thần cương (Đạo vua,
tôi), Phu thê cương (Đạo vợ chồng), Phụ tử
cương (Đạo cha con).
Ngũ thường: Nhân, Nghĩa, lễ, trí, tín.
Cưu ma: Tức Cưu ma la thập, người ấn
độ, thời Hậu tấn vào Trung quốc, dịch rất nhiều kinh
phật.
Cửu đỉnh: Chỉ quyền lực.
- Tương truyền vua Đại Vũ thu thập đồng trong
thiên hạ đúc thành 9 cái đỉnh tượng trưng cho
9 châu (Vùng đất). Các vua thời Tam đại đời
trước đời sau cứ truyền mãi cho nhau tượng
trưng cho quyền lực trị vì thiên hạ.
Vạn chọn vần cửa đỉnh chỉ bổng lộc
nhiều, quyền lực lớn, giàu sang phú quý.
Cửu giang:
- Tên một hệ thống sông ngòi thuộc vùng Giang Tây,
ở đây có nhiều thắng cảnh.
Cửu kinh:
- Chín bộ sách kinh điển của đạo Nho, gồm: Kinh
Dịch, Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Lễ, Luận ngữ, Mạnh
Tử, Đại học và Trung Dung.
Cửu Linh: Tên một tướng đời Đường.
Xem Khúc Giang Công
Cửu Nguyên: Chỉ âm phủ, còn gọi là Cửu
Tuyền.
- Cửu nguyên là nơi để mộ các quan khách đại phu
nước Tấn thời Xuân Thu, nay thuộc tỉnh Sơn Tây.
Lễ ký: Dĩ tùng tiên đại phu ư Cửa
nguyên (Đã theo các tiên đại phu ra đất Cửu
Nguyên) ý nói chết, mộ đặt ở đó.
Xem Cửa tuyền, Suối vàng
Cửu tuyền: Chỉ âm phủ.
Cừu họ Ngũ: Mối thù của nhà Họ Ngũ,
tức Ngũ tử Tư.
Chàng Tiêu: Tiếng xưng hô của người
con gái đối với tình nhân.
- Câu này xuất phát từ câu: "Tòng thử tiêu
lang thị lộ nhân" (Chàng Tiêu đã thành
người qua đường) của Thôi Giao.
Có điều chi nữa mà ngờ.
Khách qua đường để hững hờ chàng Tiêu Xem Cửa Hầu
Chàng Vương:
- Tức Vương Duy, một nhà thơ đồng thời là họa
sĩ nổi tiếng đời Đường. Tô Thức đời Tống
khen Vương Duy trong thơ có vẽ, trong vẽ có thơ (Thi
trung hữu họa, họa trung hữu thi). Đồng Kỳ
Xương đời Minh thì cho Vương Duy là ông tổ của
lối họa Sơn thủy "Nam Tông".
Chày sương: Là cái chày, cối ngọc
để giã linh dược. Xem Lam
Kiều
Chằm Vân Mộng:
- Tên một cái hồ lớn ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc,
xưa là 2 đầm Vân và Mộng. Đầm Vân ở Giang
Bắc, đầm Mộng ở Giang Nam, sau cả hai bị bồi
đắp thành một vùng đất màu mỡ, dân cư đông
đúc, cảnh vật rất đẹp nên gọi chung là Vân
Mộng.
Tư Mã Tương Như có câu: "Thôn Nhược
Vân Mộng già bác cửu cơ kỳ hung trung"
(Nuốt 8, 9 cái đầm Vân Mộng vào trong bụng), ý
nói chí khí lớn lao.
Chắp cánh liền cành:
- Tức Tỷ dực liên chi, Nói việc vợ chồng gắn bó
thương yêu lâu dài, mãi mãi có nhau.
Bạch Cư dị: Tại thiên nguyện tác ly dực
điểu, Tại địa nguyện vi liễm ký chí. (Trên
trời nguyện làm chim liền cách, dưới đất nguyện
làm cây liền cành).
Sưu thần ký: Hàn Bằng làm quan đại phu
nước Tống, vợ là Hà Thị sắc đẹp hơn người
bị tên hôn quân Tống Khang Vương cướp đi mất.
Hà thị bí mật để lại cho Hàn Bằng bức thư tỏ
ý liều chết. Khang Vương cầm tù Hàn Bằng, Hàn
Bằng tự sát. Hà thị biết chuyện bèn ngầm bận
áo đẹp cùng Khang Vương lên đài cao chơi rồi
bất thình lình lao mình xuống tự tử. Hà thị có
để lại thư xin cùng được chôn chung với Hàn
Bằng. Tên hôn quân căm giận sai chôn Hà thị ở
chỗ khác đối diện mộ Hàn Bằng. Qua một đêm
bổng mộ nào cũng có cây Tử mọc lên, rễ liền
nhau ở dưới, ngọn cành liền nhau ở trên, thường
có đôi chim uyên ương đến đậu, tiếng hót rất
thảm thiết.
Truyện khác: Trương Liêm Xuân ở Dương Châu lấy
Tào Bích là người cùng làng. Giặc đến, hai vợ
chồng chạy trốn bị rơi xuống hồ chết. Năm sau,
ở hồ ấy mọc lên 2 hoa sen cùng chung một đài.
Sách Kinh Nhã nói ở phương Nam có giống chim chỉ
có một mắt, một cánh nên 2 con phải chắp cánh
lại để bay.
Tranh tỷ dực nhìn ra chim nọ.
Đồ liên chi lần trỏ hoa kia
Chân Vũ:
- Tên vị thần cai quản phương Bắc. Theo thần thoại
cổ thì thần Chân Vũ là tướng nhà trời được
đưa xuống giúp trần gian trị Hồ tinh.
Châu 9 khúc:
- Tên một loại ngọc quý, hình như con ốc, có 9
lớp xoáy.
Châu Diệc: Chu dịch.
- Sách Kinh dịch đời nhà Chu, đây là bộ sách
Triết học rất cổ của Trung Quốc nói về lẽ biến
chuyển (dịch) của tự nhiên và xã hội. Sách có 8
quẻ chính (Bát quái), mỗi quẻ nguyên có 3 hào (3
vạch), sau chồng lên thành 6 hào. 8 quẻ có 6 hào
này lại giao đối với nhau thành 64 quẻ, 384 hào,
thể hiện lẽ biến chuyển của vũ trụ và xã hội
loài người.
Trong xã hội cũ, Chu dịch thường được khai thác
các mặt huyền bí dùng làm sách bói toán.
Châu lệ: Chỉ nước mắt.
- Triệu Hổ (đời Đường): Thiếp cữu thùy
Châu lệ (Thiếp nước mắt đã tuôn lâu rồi).
Xem Giọt hồng
Châu trần: Chỉ cuộc hôn nhân xứng
đôi vừa lứa.
- Tên một thôn (Nay thuộc huyện Phong, tỉng Giang
Tô) chỉ có 2 họ Châu và Trần đời đời làm
thông gia với nhau. Người sau dùng từ này để
chỉ cuộc hôn nhân xứng đôi vừa lứa.
Thực là tài tử giai nhân.
Châu trần còn có châu trần nào hơn.
Chém rắn: Nói việc đạp bằng những
khó khăn để giành thiên hạ.
- Sử ký: Cao Tổ (Hán Cao tổ) uống rượu say
đang đêm đi qua đầm. Cao tổ sai người đi
trước, người này quay về bảo: "Đàng trước
có một con rắn lớn chắn ngang đường, xin quay
lại". Cao tổ say nói: "Kẻ tráng sĩ đã
đi thì sợ cái gì". Bèn tiến lên rút kiếm
chém rắn. Rắn bị diệt, con đường mở rộng.
Chén rượu Hồng môn: Chỉ việc phục
kích nhưng không thành.
- Sử ký: Bái công đóng quân ở Bái thượng.
Hạng Vũ nghe Phạm Tăng định đem quân tiêu diệt
Bái công. Bái công hoảng sợ đến Hồng Môn yết
kiến xin lỗi Hạng Vương. Hạng vương giữ Bái
công ở lại rồi theo kế Phạm Tăng giết Bái công
ngay trên tiệc.
Phạm Tăng năng đưa mắt nhìn Hạng Vương, đưa
cái vòng ngọc quyết ra hiệu. Như thế 3 lần nhưng
Hạng Vương vẫn im lặng. Phạm Tăng đứng lên gọi
Hạng Trang đến bảo: "Quân vương là người
bất nhẫn, anh phải vào chúc thọ, chúc thọ xong
xin múa kiếm, nhân đó đâm Bái công ở chổ ngồi
rồi giết đi". Sau nhờ có Phàn Khoái, Trương
Lương giúp nên Bái Công mới thoát về được Bá
Thượng. Phạm Tăng tức giận rút kiếm đập vỡ
chén ngọc, nói: "Chà, thằng trẻ con, không
thể bàn mưu kế được. Người đoạt thiên hạ
của Hạng vương nhất định là Bái công. Bọn ta
sẽ bị bắt làm tù hết."
Chế Thắng phu nhân:
- Tức nàng Nguyễn Bích Châu, cung nữ của vua Trần
Duệ Tông. Nhà vua nam chinh tới Kỳ Hoa gặp gió to
thuyền đi không được. Vua bèn trai giới bí mật
cầu đảo, đặt người cung nữ ấy lên chiếc mâm
vàng, để trôi trên mặt nước dâng cho Thủy
thần. Do có chuyện báo ơn đó nên thường linh
ứng. Người dân bèn lập đền thờ ở bên ngoài
cửa bể. Nàng được phong là thượng đẳng thần.
Vũng dưới gọi là "Vũng Nàng" (Nương
loan).
Chi thất: Nhà ướp cỏ Chi, ý chỉ nơi
người quân tử.
- Sách Khổng Tử gia ngữ: ở cùng người quân
tử như vào nhà ướp cỏ Chi Lam, lâu ngày hóa
thơm mà không hay.
Cạn lời lưu mới thưa rằng.
"Từ vào Chi thất xem bằng long môn"
Chỉ hồng: Xích thằng, chỉ việc xe
duyên vợ chồng, việc nhân duyên do trời định.
- Do điển "Xích thằng hệ túc" nghĩa
là Dây đỏ buộc chân (vợ chồng).
Tục u quái lục: Vi Cố nhân một đêm trăng
đi dạo chơi gặp một ông lão ngồi tựa lưng vào
một cái túi lớn, trong túi có đựng đầy những
sợi dây đỏ, hướng về phía mặt trăng mà kiểm
sách. Vi Cố hỏi, ông lão trả lời đây là văn
thư kết hôn của thiên hạ. Còn những sợi dây
đỏ thì dùng buộc chân những đôi trai gái thành
vợ chồng, dù cho hai bên có thù oán nhau, ở xa
nhau không cùng quê quán nhưng khi dây chỉ đỏ
đã buộc chân họ lại rồi, tất sẽ ăn ở hòa
hợp.
Dù khi lá thắm
chỉ hồng.
Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha
Chỉ Nam xa: Một loại xe có máy nhận ra
phương hướng thời xưa.
- Tống sử: Năm Diên Khánh thứ 5 đời vua
Nhân Tông, quan lang trung bộ Công là Yên Thúc
bắt đầu chế tạo Chỉ Nam Xa, có sớ tâu lên vua
nói: "Hoàng đế đánh nhau với Xuy Vưu ở
Trác Lộc. Xuy Vưu ra phép làm sương mù dày
đặc, quân lính không còn biết phương hướng
nào nữa. Hoàng đế mới bày chế ra Chỉ Nam Xa.
Đến đời Chu Thành Vương, Việt Thường khi đưa
đồ cống phải 2 lần dịch khi nói chuyện. Đến
lúc trở về, sứ giả quên mất đường. Chu Công
lấy Chỉ Nam Xa cho đưa sứ giả về."
Chị Hằng: Hằng Nga ở cung trăng. Xem Hằng nga.
Chích Trợ (Núi):
- Còn gọi là núi Chiếc đũa, một ngọn núi đứng
trơ trơ như hình chiếc đũa ở huyện Nga Sơn,
Thanh Hóa.
Chiêu Quân: Tên tự của Vương Tường.
- Hán Thư: Chiêu quân là con gái nhà lương
thiện, có nhan sắc bị tuyển vào làm cung nữ thời
Hán Nguyên đế. Bấy giờ cung nữ có nhiều, Nguyên
đế phải sai Mao Diên Thọ vẽ hình từng người
rồi theo đó mà vời người nào ưng ý. Các cung
nữ khác đút lót cho thợ vẽ để được tô điểm
thêm, riêng Chiêu quân không chịu làm việc đó
nên vua không vời đến. Năm Cảnh Ninh thứ nhất,
Thiền Vu (Vua Hung Nô) vào triều, đem hậu lễ tạ
vua Hán xin được làm tôi và để tỏ tình thân,
Thiền Vu xin vua Hán cho một người đẹp để lập
làm hoàng hậu. Nguyên đế bằng lòng bèn theo
tranh chọn Vương Chiêu quân tiến Thiền Vu. Khi qua
cửa ải, Chiêu quân có gẩy khúc đàn tì bà tỏ
lòng nhớ nước nhớ nhà vô tận.
Quá quan này khúc Chiêu quân.
Nữa phần luyến chúa, nữa phần tư gia
Chiếu Bạch (Núi): Tên ngọn núi thuộc
huyện Nga Sơn, Thanh Hóa.
Chim Việt đậu cành Nam: Chỉ lòng nhớ
nước.
- Chim Việt sinh ra ở đất Việt, cảm thụ được khí
ấm áp nên khi bay đi xứ khác hễ đậu tất đậu
cành phía Nam là phía ấm áp hợp với chỗ quê
hương (Nước Việt là nước thuộc phía Nam Trung
Quốc).
Chim xanh: Chỉ người đưa tin.
- Hán Vũ cố sự: Ngày mồng 7 tháng 7, vua Hán
Vũ Đế ngồi ở điện Thừa Hoa bổng có con chim
xanh bay đến đậu trước điện, vua hỏi, Đông
Phương Sóc tâu: "Thế chắc Tây Vương Mẫu
sắp đến đấy !" Một lát sau, quả nhiên Tây
Vương Mẫu đến, có hai người thị nữ áo xanh
tức là hai con chim xanh lúc trước. (Lời chua sách
Đường Thi).
Thâm nghiêm kín cổng cao tường.
Cạn dòng Lá thắm
dứt đường chim xanh
Chín chữ: Cửu tự cù lao: Chỉ công sinh
thành, nuôi dưỡng của cha mẹ.
- Chín chữ này là: Sinh (sinh đẻ), Cúc (nuôi), Vũ
(vuốt ve), Súc (cho bú), Trưởng (lớn), Dục (dạy),
Cố (chăm nom), Phục (theo tính dạy), phục (giữ
gìn).
Kinh thi: Ai ai phụ mẫu, sinh ngã cù lao...
phu hề sinh ngã, mẫu hề cúc ngã, phủ ngã, súc
ngã, Trường dục ngã, cố ngã, phúc ngã, xuất
nhập, Phục ngã, dục báo chi đức, hạo thiên võng
cực." (Xót thương cha mẹ ta, sinh ta ra
siêng năng khó nhọc... Cha ta sinh ta ra, mẹ ta
nâng đỡ ta từ trong bụng, Cha mẹ ta đã vỗ về,
nuôi nấng cho ta bú mớm, bồi bổ cho ta khôn lớn,
dạy cho ta lời khôn lẽ phải, lo lắng theo dõi khi
ta đi đâu, dựa theo tính ta mà khuyên răn ta, che
chở, giữ gìn cho ta. Muốn báo đền ơn đức cha
mẹ, công đức đó như trời rộng, không có giới
hạn).
Đội ơn 9 chữ cù lao.
Ba xuân tấc cỏ nghĩ sao cho đành
Thương thay 9 chữ cù lao.
3 năm nhũ bộ biết bao nhiêu tình
Chín trời: Cửu thiên: 9 phương trời,
ý nói sự bao lạ.
- Lã Thị Xuân Thu: Trung ương là "Quân
thiên", Đông là"Thượng
thiên",ứ Đông bắc là "Biến
thiên", Bắc là "Huyền thiên",
Tây Bắc là "U thiên", Tây là "Hạo
thiên", Tây Nam là "Chu thiên",
Nam là "Viêm thiên", Đông Nam là "Dương
thiên",
Chó gà Tề khách: Chỉ những người có
tài vặt và được quý trọngù.
- Trong số các tân khách nhà Mạnh Thường quân
nước Tề có người có tài vặt bắt chước tiếng
chó sủa, gà gáy.
Đông Chu Liệt Quốc: Mạnh Thường quân là
tướng nước Tề được phái sang sứ nước Tần.
Mạnh Thường Quân cùng hơn nghìn tân khách, hơn
100 cỗ xe theo hướng Tây mà đi đến Hàm Dương
vào yết kiến vua Tần. Vua Tần nghe gièm có ý
định giết Mạnh Thường quân. Mạnh Thường Quân
muốn có chiếc áo cầu lông trắng để biếu Yêu
Cơ (Thiếp yêu của vua Tần) để nhờ nàng xin hộ
vua Tần. Mạnh Thường Quân dò hỏi khắp tân khách
xem có ai có thể kiếm được chiếc áo cầu đó
hay không. Ai nấy đều im không đáp. Sau đó có
người khách nói là có thể giả làm chó vào kho
trộm lại chiếc áo cầu đã biếu vua Tần để biếu
Yêu Cơ. Người khách quả đã làm được điều
đó. Nhờ đó Yêu Cơ mới nói giúp vua Tần cho
Mạnh Thường quân về Tề. Mạnh Thường Quân sợ
vua Tần đổi ý bèn ngay đêm hôm ấy gấp đường
ra đi. Đến cửa Hàm Cốc mới vào nữa đêm, cửa
quan đã khóa chặt từ lâu rồi. Mạnh thường quân
sợ có quân đuổi theo, mong ra khỏi cửa quan ngay
nhưng cửa quan đến gà gáy mới mở. Mạnh Thường
Quân lo sợ, bồn chồn. Trong đám hạ khách có
người khác bắt chước được tiếng gà gáy bèn
cất tiếng gáy lên. Bao nhiêu gà quanh đó đều
gáy theo. Cửa quan mở, Mạnh Thường quân cùng quan
khách qua cửa quan gấp đường về Tề. ông bảo 2
người khách kia rằng: "Từ nay được thoát
khỏi miệng hùm là nhờ sức chó sủa gà gáy
đó." Xem Mạnh
Thường quân
Chu: Nhà Chu thời cổ Trung quốc.
- Nhà Chu (họ Cơ) thời cổ Trung Quốc kéo dài từ
năm 1122 trước Công nguyên tới năm 249 trước
Công nguyên. Tính ra 874 năm. Khởi đầu từ Chu Vũ
Vương nhà ân tới khi Chu Noãn Vương bị nhà Tần
diệt. Tổng cộng truyền 31 đời, 35 vị vua.
Nhà Chu gồm Tây Chu và Đông Chu.
Chu Bột: Người chép sử thời Hán. Xem Viết Châu biên
sách Hán
Chu Công:
- Thông Chí: Chu Công họ Cơ tên Đán, là em
Chu Vũ Vương, chú Chu Thành Vương. Vũ vương
mất, Thành Vương còn bé. Chu Công sợ thiên hạ
mới định bèn lên nhiếp chính. Bôn Quản Thúc là
em Vũ Vương ganh tị mới đặt điều tung lời gièm
pha, ý nói Chu Công sẽ làm hại Thành Vương.
Thành Vương nghe lời gièm. Chu Công phải lánh
sang Đông Đô.
Về sau, Thành Vương nghĩ ra hối hận mới đón Chu
công về nước cùng lo việc triều chính. ông cải
định quan chế, đặt ra lễ pháp làm cho văn vật
nhà Chu thêm hoàn bị.
Chung tư trập trập:
- Tên một bài thơ trong Kinh thi chúc tụng cảnh con
đàn cháu đống. Chung tư là tên một loài châu
chấu mỗi lần đẻ rất nhiều, trứng nở thành châu
chấu con. Lời tự nói: "thơ Chung tư là thơ
chúc tụng các bà hậu phi con cháu đông đúc, là
nói các bà như loài châu chấu (chung tư), không
lòng ghen ghét nên con cháu đông đúc vậy.
Chùy Bác Lãng sa: Xem cắp dùi Bác Lãng
Chuyện trại Tây:
- Truyền kỳ mạn lục: Xưa có người học trò
tên Hà Nhân, quê ở Thiên Trường. Khoảng năm
Thiệu Bình ngụ ở kinh sư tòng học cụ ức trai
(Nguyễn Trãi). Mỗi buổi đi học, đường tất phải
qua phường Khúc Giang. Trong phường có cái trại
Tây, dinh cơ cũ của quan Thái sư triều Trần,
thường gặp hai người con gái trong vườn. Sinh
làm quen và đi lại ân ái, cuối cùng mới vỡ lẽ
ra đó là hồn ma của những cây hoa, cây liễu
trong vườn.
Chuyết am:
- Hiệu của Lý Tử Tấn, người làng Triều Đông,
huyện Thượng Phúc (Thường Tín, Hà Đông). ông
đỗ khoa Canh Thìn (1480) đời Nhà Hồ, sau làm quan
nhà Lê đến chức Hàn Lâm.
Chữ Đồng Tử:
- Truyền thuyết dân gian: Thời Hùng Vương, ở
vùng Khoái Châu có người tên Chữ Đồng Tử, nhà
nghèo, không có cả chiếc khố che thân. Tình cờ
Chữ Đồng Tử gặp được công chúa Tiên Dung, con
gái Vua Hùng trên bãi sông. Hai người lấy nhau
rồi thành tiên bay lên trời. Nơi ấy còn để lại
dấu tích là bãi Tự Nhiên, đầm Nhất Dạ.
Chức Nữ:
- Vốn là tên sao ở phía Bắc sông Ngân Hà đối
diện sao Thiên Ngưu ở phía Nam sông ấy, tức sao
Thiên cầm (Lyre), tên khoa học là Wéga.
Kinh thi: duy thiên hữu hán, Giám diệc
hữu quang, Xí bỉ Chức nữ, chung nhật thất tương
(Duy trên trời có dãy Ngân hà nhìn (chúng ta)
cũng còn đủ ánh sáng, còn 3 ngôi sao đứng
thành hình tam giác kia là sao Chức Nữ đi suốt
ngày đến hết lượt 7 sao khác rồi lại trở về y
như đó).
Sử ký: Vu nữ kỳ bắc, chức nữ, thiên nữ
tôn giã (phía bắc sao Vụ nữ có sao Chức nữ
là cháu gái của thiên Đế - Tức Thiên Quang
Thư).
Hán thư: Chức nữ, Thiên Đế tôn giã
(Chức nữ là cháu thiên đế - Thiên văn chí).
Kinh sở tuế thời ký: Phi đông Thiên hà
có Chức nữ (người con gái dệt vải) là còn
thiên đế, hàng ngày lo việc dệt cửi, dệt thành
những vân cẩm thiên y (Gấm có mây trời). Thiên
đế thương cảnh nàng cô độc bèn gả cho Khiên
ngưu lang ở phí Tây Thiên hà. Từ đó, Chức nữ
bỏ việc dệt cửi. Thiên đế nổi giận bắt tội,
buộc nàng phải trở lại phía đông, cho phép một
năm chỉ được một lần gặp nhau vào đêm thất
tịch (Mồng 7 tháng 7). Tương truyền có chim ô
thước làm nên cầu cho chức nữ sang sông gặp
Ngưu lang ( Cầu ô)
Thơ Ngụy Văn Đế: Khiên Ngưu Chức nữ giao
tương vọng (Khiên Ngưu và Chức nữ cách xa
mà trông ngóng nhau).
Hồng Đức quốc âm thi tập:
Ước gặp Nữ, Ngưu mà thử hỏi.
Cầu ô sự ấy có chăng vay.
Xem Cầu ô, Ngưu lang)
Chương Dương:
- Tên một bến đò thuộc huyện Thượng Phúc, nay
thuộc Thường Tín, Hà Sơn Bình.