Hà đồ Lạc thư:
- Theo truyền thuyết xưa của Trung Quốc, trên sông
Hoàng Hà đã từng xuất hiện con long mã trên
mình có đồ (Đường vẽ ngoằn nghoèo) gọi là Hà
đồ và trên sông Lạc Thủy xuất hiện con thần
qui, trên lưng có thư gọi là Lạc thư. Do đó mà
người ta đặt ra bát quái và cửu chương.
Hà Hoa (Cửa bể): Cửa khẩu thôn Hải
khẩu, xã Kỳ Hoa, huyện Kỳ Anh, Nghệ Tĩnh.
Hạ: Triều nhà Hạ (Trung Quốc) do Hạ Vũ
dựng nên từ năm 2205 - 1789.
Hạ Cơ:
- Đông Chu Liệt Quốc: Con gái Trịnh Mục công
thời Xuân Thu, vợ Ngu Thúc, đại phu nước Trần.
Hạ Cơ sinh được người con trai là Hạ Trung Thư.
Hạ Cơ dung nhan rất xinh đẹp, lại có tính lẵng
lơ. Ngu Thúc chết, Hạ Cơ thường có ngoại tình
với Khổng Ninh, Nghi Hành Phủ và cả với Trần Linh
Công (sau bị con Ngu Thúc là Hạ Trung Thư đâm
chết). Nước Sở diệt nước Trần, vua Sở đem Hạ
Cơ gã cho Liêu Doãn Tương Lão. Tương Lão chết,
Hạ Cơ về lại nước Trịnh, sau đó Thân Công Vu
Thần lấy Hạ Cơ đem về nước Tấn.
Hạ Sái: Xem Dương Thành, Hạ Sái.
Hạ Thần:
- Hạ Hầu Thắng là một danh nho đời Hán. ông
thường nói: "Kẻ sĩ chỉ sợ không sáng
nghĩa kinh, nếu sáng thì lấy áo xanh áo tía dễ
dàng như lặt cỏ rác ở dưới đất vậy".
Hạ Vũ:
- Người có tài trị thủy và là ông vua sáng lập
ra nhà Hạ. Thời vua Nghiêu, thân sinh ông là Cổn
phụ trách việc chống lũ lụt không thành nên bị
giết. Vũ kế nghiệp cha. 8 năm ròng rã lo việc
nước, qua cửa nhà không dám ghé lại. Lũ lụt bị
đẩy lùi, khắp nơi thông đường về tiến cống.
Vũ được phong đất Hạ và sau được Thuấn
nhường ngôi vua, dựng nên nghiệp nhà Hạ.
Hai mươi bốn thảo: Nhị thập tứ hiếu.
- Truyện 24 người con hiếu thời cổ ở Trung Quốc do
Quách Cư Nghiệp biên soạn. Lý Vi Phức (1785 -
1849), người làng Vĩnh Thuận nay thuộc ngoại
thành Hà Nội đã diễn ra quốc âm song tt lục bát
với tên "Nhị thập tứ hiếu" (Lý
Văn Phức đỗ cử nhân triều Gia Long - 1819).
24 người ấy gồm: Đại Thuấn, Hán Văn Đế, Tăng
sâm, Mẫn Tử Khiên, Trọng Do, Đổng Vinh, Diễm tử,
Giang Cách, Lục Tịch, Đường Phu nhân, Ngô
Mãnh,Vương Tường, Quách Cự, Dương Hương, Chu
Thọ Xương, Dữ Kiềm Lâu, Lão Lai Tử, Thái Thuận,
Hoàng Hương, Khương Thi, Vương Bao, Đinh Lan,
Mạnh Tông, Hoàng Sơn Cốc.
Hải Triều: Sông Luộc, chảy qua phía nam
Hải Hưng, chảy vào tỉnh Thái Bình.
- Nơi đây, tướng nhà Trần là Trần Khắc Chân đã
giết vua Chiêm là Chế Bồng Nga.
Hàm Ly Long: Nóichỗ nguy hiểm.
- Hà Thượng ông nhà nghèo, người con trai lặn
xuống sông mò được một hạt châu đáng nghìn
vàng, ông bảo: Ngọc Châu này tất là ở hàm
con Long Ly. May mày gặp lúc nó ngũ chứ nếu nó
thức thì đã chết với nó rồi, còn lấy đâu mà
được ngọc nữa."
Hàm Sư tử:
- Chỉ tính hung hãn, ghen tuông của người đàn bà,
cái oai dữ của người vợ cả.
Truyền Đăng Lục: Trần Tháo thường cùng
Tô Thức luận bàn về bút pháp và về sự thành
bại của cổ kim, rất thích đạo phật, đã từng
ăn rau, ở chùa, không màng gì đến thế sự. Vợ
Tháo là Liễu thị, tính hung hãn hay ghen. Mỗi lần
Tháo mở tiệc mời khách, nếu có ca kỹ đến hát
xướng mua vui thì Liễu thị ở nhà sau máu ghen
nỗi lên, lấy gậy đánh sàn sạt vào tường, gầm
thét om sòm, khách không chịu nỗi phải bỏ ra về.
Tô Thức nhân đấy mới có thơ đùa TrầnTháo là:
"Thùy tự long khâu cư sĩ hiền.
Đàm không thuyết hữu dạ bất miên.
Hốt văn Hà đông sư tử hống
Trụ trương lạc thủ tam mang nhiên. (Ai hiền
như cư sĩ đất Long Khâu, bàn về thuyết không
thuyết có của nhà phật đêm không ngũ, bổng nghe
sư tử Hà Đông rống lên, gậy chống rơi khỏi
tay, lòng bàng hoàng quên phắt đi hết).
Là dựa thơ Đỗ Phủ: "Hà Đông nữ nhi
thân tích liễu." (Người con gái đất Hà
Đông họ Liễu).
Tô Thức đã mượn chữ Hà Đông để chỉ Liễu
thị vợ Tháo, còn Sư tử hống là tiếng nhà
Phật để nói uy nhiêm của phật tổ, nói giọng
thuyết pháp của Phật âm thanh chấn động thế
giới như sư tử gầm. Nay Trần Tháo thích đàm
luận đạo Phật. Tô Thức bèn mượn tiếng nhà
Phật để đùa, chỉ cái tính hung hãn hay ghen của
Liễu thị.
Hàm Tử Quan: Cửa ải thuộc huyện Đông
An, nay là huyệnKhoái Châu, Hải Hưng.
Hán:
- Triều Hán ở Trung Quốc (từ 206 trước CN đến
220), gồm Tây Hán (Tiền Hán) và Đông Hán (Hậu
Hán).
Từ 206 trước CN - 7 trước CN: Tây Hán.
Từ 25 sau CN - 220 sau CN: Đông Hán.
Hán Cao Tổ: Vua đầu tiên của triều
Hán. Xem Rắn Hán.
Hán Giang:
- Sông Hán, chỉ dãy sao chi chít màu trắng sữa ở
trên không, tức dãy Thiên Hà. Theo tưởng tượng
của người xưa thì đó là dãy sông Ngăn cách
Chức nữ và Ngưu Lang.
Xem Ngưu lang, Chức nữ.
Hàn Dũ:
- Thông Chí: Hàn Dũ người đất Xương Lê
đời Đường, tự Thối Chi, mồ côi sớm, chăm học,
tinh thông Lục kinh, Bách gia chư tử, đỗ Tiến sĩ
làm chức Thị Lang bộ Lại. Thời vua Hiến Tông mê
tín đạo Phật, thường cho rước xương Phật vào
cung cấm, ông dâng sớ cực lực can ngăn, vì thế
sau này ông bị đẩy ra làm quan thứ sử đất
Triều Châu. ông là người có đạo đức, văn
chương nỗi tiếng.
Đường - Liệt truyện: Hàn Dũ làm quan,
được phong là Xương Lê Bá, có hai nàng hầu là
Giáng Đào và Liễu Chi. Khi Hàn đi vắng, Liễu Chi
bỏ trốn, người nhà đuổi theo bắt về được, sau
Hàn về chỉ yêu Giáng Đào và ruồng bỏ Liễu Chi.
Hàn Hoành: Thi sĩ đời Đường. Xem Liễu Chương Đài.
Hàn Phi:
- Công tử nước Hàn, thích cái học hình danh, pháp
thuật, gốc của học thuyết này là ở Hoàng Đế,
Lão tử. Hàn Phi thấy nước Hàn bị suy yếu, mấy
lần viết thư lên can vua Hàn nhưng không được
dùng, ông ghét những người trị nước không trau
giồi làm cho pháp chế sáng rõ, mà muốn dùng cái
thế của mình để chế ngự bầy tôi, không lo làm
cho nước giàu binh mạnh bằng cách tìm người
xứng đáng, dùng người hiền, trái lại dùng
những bọn tham nhũng sâu mọt, đặt chúng ở địa
vị cao hơn những người có công lao và thực tài.
Khi vua Tần đánh Hàn, lúc đầu vua Hàn không
dùng Hàn Phi, đến khi nguy cấp bèn sai Phi đi sứ
sang Tần. Vua Tần nghe lời gièm nên đã giết Hàn
Phi.
Hàn Sinh bị luộc:
- Hàn Sinh khuyên Hạng Vũ đóng đô ở Quang Trung.
Vũ không nghe, ông tức giận nói văng mấy câu.
Vũ nghe được, nỗi giận sai làm thịt bỏ vào nồi
luộc.
Hàn Sơn:
- Tên ngôi chùa ở huyện Ngô, tỉnh Giang Tô, cách
Phong Kiều 40 dặm về phía Tây. Tương truyền hai
nhà sư đời Đường là Hàn Sơn và Thập Đắc
Thường trụ trì tại đó nên đặt tên chùa là
Hàn Sơn.
Trương Kế: Cô Tô thành ngoại Hàn san
tự.
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền. (Chùa
Hàn Sơn ngoài thành Cô Tô, nữa đêm tiếng
chuông vẳng vọng đến thuyền khách).
Tứ thời khúc vịnh: Kình Hàn Sơn chuông
ai sớm dóng.
Khúc giải phiền trong bóng dài ngâm.
Hàn Tín :
Hàn thực: Tiết ăn đồ lạnh vì kiêng
không đốt lữa để tưởng nhớ Giới Tử Thôi.
- Hậu Hán Thư: Giới Tử thôi suốt 19 năm
giúp Tấn Văn Công mưu việc phục quốc. Việc
thành, Tấn Văn Công về nước lên ngôi vua, ông
giữ danh tiết không cùng bọn tầmthường chỉ lo
về đường danh lợi nên quyết chí đi ở ẩn. Tấn
Văn Công cho vời ông ra làm quan, ông không chịu,
bỏ đi vào rừng sâu ở. Nhà vua không biết làm
thế nào bèn đốt rừng để buộc Giới Tử Thôi
phải ra, nhưng chí đã quyết nên ông vẫn ôm cây
chịu chết. Tấn Văn Công thương tiếc ông mới
đặt ra lệ "Hàn thực" đúng vào
ngày Giới Tử Thôi chết cháy. Nhân dân cảm về
tiết tháo của ông mà hàng năm ăn đồ nguội vào
tiết Hàn thực.
Hang trống còn vời tiếng chân:
- Do chữ "Không cốc túc âm" (Hang
trống có tiếng chân người đi) là nói điều may
hiếm có, nỗi vui mừng tất nhiên của hạng người
đồng điệu.
Trang Tử: Phù đào hư không giả...
Văn chân túc âm củng nhiên nhi hỉ hỹ. (Phàm
người chạy trốn vào chổ trống không, nghe có
tiếng chân người đi thì tất vui vậy).
Thơ Hoàng Đình Kiên: Biệt hậu ký thi
năng ủy ngã.
Tự đào không cốc thính nhân thanh. (Xa nhau
thơ gửi đến an ủi được tôi, như trốn vào hang
trống nghe có tiếng người).
Hạng Võ:
- Sử ký: Hạng Võ người đất Hạ Tương, tên
Tịch, tự Vũ (Võ), thuở nhỏ đã có kỳ tài. Họ
Hạng đời đời làm tướng quốc nước Sở, được
phong ở đất Hạng nên lấy họ là Hạng. Lúc còn
nhỏ, Tích học chữ, học chẳng nên bèn bỏ đi học
kiếm thuật, cũng chẳng nên mới nói: "Biết
chữ chỉ đủ viết tên họ mà thôi. Kiếm chỉ
đánh lại một người, không bõ công học. Nên
học cái đánh lại được vạn người."
Chú là Hạng Lượng bèn dạy cho học binh pháp.
Tịch mừng lắm.
Tần Thủy Hoàng đi chơi Cối Kê, vượt qua chiết
Qiang. Lương và Tịch cùng đi xem. Yịch nói: "Có
thể cướp và thay thế hắn !"
Thời Tần Nhị Thế, Tịch cùng chú là Hạng Lương
dấy quân khởi nghĩa, tụ tập được 8.000 quân
tinh nhuệ chống Tầ, giúp Sở. Sở Hoài Vương phong
Tịch làm Thượng tướng quân. Hạng Vũ đem quân
đánh tan quân Tần 9 trận. Thanh thế quân Sở át
cả quân các nước chư hầu, tự xưbng là Tây Sở
Bá Vương, chia đôi thiên hạ làm vương các chư
hầu, cùng Hán Vương Lưu Bang tranh thiên hạ.
Hán Vương cùng hẹn với Hàn Tín và Bành Việt
hiệp sức đánh Sở Bá Vương. Bấy giờ Sở Bá
Vương đóng quân trong thành Cai Hạ, binh ít,
lương hết. Quân Hán và quân chư hầu bổ vây
mấy vòng. Đang đêm, Sở Bá Vương nghe quân Hán
ở 4 mặt đều hát giọng Sở, kinh hoàng nói: "Hán
đã lấy được Sở rồi chăng ? Sao mà người Sở
đông thế ?"
Sở Bá Vương bèn lên ngựa đang đêm phá vỡ
vòng vây xông ra phía Nam, phi ngựa chạy cùng 800
tráng sĩ khác. Đến khi sa vào trong đầm lầy,
quân Hán đuổi lịp. Sở Bá Vương bèn đem quân
đi về hướng đông, đến Đông thành, bấy giờ
chỉ còn 28 kỵ binh, mấy ngàn kỵ binh Hán đuổi
theo. Sở Bá Vương muốn vượt sông ô Giang.
Người Đình trưởng ô Giang cắm thuyền đợi bảo
Sở Bá Vương: "Giang đông tuy nhỏ, đất
vài ngàn dặm, dân vài mươi vạn, cũng đủ làm
vương, xin đại vương mau mau vượt sông."
Sở Bá Vương cười mà rằng: "Trời hại ta,
ta vượt qua sông làm gì. Vã chăng Tịch này cùng
8.000 con em Giang Đông vượt Trường Giang đi về
hướng Tây, nay không còn lấy một người trở về.
Dù cho các bậc cha anh ở Giang Đông thương ta cho
ta làm vương, ta cũng không còn mặt mũi nào mà
thấy họ nữa. Dù họ không nói, Tịch này há
chẳng thẹn trong lòng hay sao ?". Bèn bảo
đình trưởng: Ta biết ông là bậc trưởng giả,
ta cưỡi con ngựa này đi đến đâu cũng vô
địch, thường một ngày đi ngàn dặm, ta không nở
giết, cin biếu ông." Sở Bá Vương xuống
ngựa đi bộ, cầm khí giới ngắn để tiếp chiến.
Một mình Tịch giết mấy trăm quân, thân bị hơn
10 vết thương, quay lại thấy kỵ binh của Hán là
Lữ Mã Đông bèn nói: "ông có phải là cố
nhân của ta đó không ? ta nghe nói Hán mua đầu
ta ngàn vàng, phong ấp vạn hộ. Ta làm ơn cho ngà
ngươi đây." Rồi Hạng vương tự đâm cổ
chết. (Theo Hạng Vũ bản kỹ).
Hạng Võ mình cao 8 tthưóc, có sức mạnh cất nỗi
các vạc (Trước miếu vua Hạ Vũ có cái vạc nặng
chỉ mình Tịch nhấc nỗi), tài năng chí khí hơn
người.
Xem Lửa Tần tro
Hạng, Lửa
đốt A Phòng. Vân Tiên: Có người
họ Hớn tên Minh.
Sức đương Hạng Võ, mạnh kình Trương Phi.
Hạnh Ngươn (Hạnh Nguyên):
- Tên nhân vật trong Nhị độ Mai, Hạnh nguyên là
con gái của Trần Đông Sơ, đính hôn với con trai
Mai Bá Cao là Mai Lương Ngọc. Bá Cao làm quan
cương trực bị bọn quyền thần Lư Kỷ, Hoàng Trung
hãm hại vào tội chết và truy nã gia đình ông.
Hai mẹ con Mai Lương Ngọc trốn thoát, còn Hạnh
Nguyên bị chúng bắt đi cống Hồ. Khi đến đất
Hồ, nàng nhảy xuống hồ Trì Linh tự tử nhưng nhờ
có người cứu vớt đưa về Trung Quốc, sau được
sum họp với Lương Ngọc.
Vân Tiên: Hạnh ngươn xưa cũng chẳng
yên.
Bởi chưng Lư Kỷ cựu hiền còn ghi.
- Về mục lục H
Hằng Nga:
- Hoài Nam tử: Hằng Nga là vợ Hậu Nghệ. Hậu
Nghệ xin được thuốc trường sinh ở Tây Vương
Mẫu, chưa kịp uống thì Hằng Nga lấy trộm uống
hết rồi được thành tiên thoát lên cung trăng.
Thơ Lý Nghĩa Sơn (Đường):
Hằng Nga ứng hối thâu linh dược.
Bích hải thanh thiên dạ dạ tâm. (Hằng Nga hối
trót ăn linh dược, Tẻ lạnh trời cao đêm lại
đêm).
Hầm Nhu: Hầm chôn các nhà nho.
- Sử ký: Vua Tần hung bạo, thích việc hình
phạt chém giết để ra uy, không dùng đức nhân
nghĩa. Tần Thủy Hoàng sợ thiên hạ chống lại,
mới thu tất cả binh khí trong thiên hạ đem về
Hàm Dương, đúc làm chuông, giá chuông... đặt
ở trong cung. Tần lại cho thu các sách trong thiên
hạ đem đốt đi (phần thư), sai triệu tập
các nhà Nho ở Hàm Dương gần 500 người rồi chôn
sống (Khanh nho), báo cho thiên hạ biết, làm
điều răn cho kẻ sĩ hay nghị luận việc nước.
Xem Lữa Tần tro
Hạng.
Hầu xanh: Từ chữ "Thanh nô"
- Là một thứ gối dựa làm bằng trúc xanh, mù hạ
đặt lên giường để gác chân tay cho mát.
Hậu tắc:
- Là bề tôi giỏi, có công thờ vua Nghiêu Thuấn và
là thủy tổ nhà Chu. Hậu Tắc tên là Khí, mẹ là
Khương Nguyên, nguyên phi Đế Hiệu. Khương
Nguyên ra chốn đồng nội thấy vết chân người to
lớn, lòng thấy vui nên dẫm vào. Bà tự nhiên
thấy trong người bồn chồn và có thai sinh ra Hậu
Tắc. thuở nhỏ, Khí thích chơi trò trồng cây,
cây trồng bao giờ cũng rất tốt, khi đã đến
tuổi thành nhân, Khí thích việc cày bừa làm
ruộng, mùa nào trồng thứ ấy, các giống ngũ cốc
đều xanh tươi. Dân chúng học làm theo. Vua
Nghiêu biết việc bèn cho đón về giữ chức Tắc
quan (quan coi việc nông) có công dạy dân, phong
cho đất Đài, hiệu là Hậu Tắc. Con cháu đời
đời giữ chức quan ấy.
Hậu xa đón người hiền
- Chu Văn Vương nhà Chu đi săn gặp Lã Vọng, mời
lên xe sau chở về, tôn làm bậc thầy. Lã Vọng
bày ra đồ Bát trận rồi đánh được nhà ân ở
đồng Mục dã.
Xem Khương Tử
Nha.
Hẹn người tới cửa vườn dâu: Từ
điển Trên bộc trong
dâu.
Heo may: Dịch thoát chữ "Lý
Phong" , nghĩa là "Gió cá chép".
- Theo truyền thuyết, vào mùa thu, cá chép theo
nước sông về hội ở Vũ Môn để chuẩn bị hóa
thành rồng. Gió vào mùa này gọi là "Gió
cá chép" Ca dao: Tháng tư cá đi
ăn thề.
Tháng 8 cá về hội ở Vũ
môn.
Hi Di Tiên sinh: Hiệu của Trần Đoàn.
Xem ông Đoàn trốn
khách.
Hiên kỳ:
- Tức Hoàng Đế và Kỳ Bá. Hoàng Đế sinh ở gò
Hiên Viên, bấy giờ Xuy Vu bạo ngược, kiêm tính
chư hầu. Hoàng Đế đánh nhau với Rắn ở đồng
Trác Lộc, giết Xuy Vu, chư hầu tôn Hoàng đế làm
thiên tử. Theo truyền thuyết, Hoàng Đế định
phép Lục thư, chế ra trận pháp, đặt phép đo
lường, cùng Kỳ Bá là học trò soạn sách
"Nội kinh", đặt khoa chế thuốc và chữa
bệnh.
Hiếu hạnh đầu tứ khoa:
- Luận ngữ: Tử viết: "Tùng ngã ư
trần Thái giã, giai bất cập môn giã. Đức hạnh:
Nhan Uyên, Mẫn tử Khiên, Nhiễm Bá Ngưu, Trọng
Cung. Ngôn ngữ: Tề Ngã, Tử Cống. Chánh sự: Nhiễm
Hữu, Quý Lộ. Văn học: Tử Du, Tử Há"
(Khổng Tử nói rằng: Những người đi theo ta qua
nước Trầm, nước Thái hiện nay đều không có ở
cửa ta nữa. Về khoa đức hạnh có: Nhan Uyên, Mẫn
tử Khiên, Nhiễm Bá Ngưu, Trọng Cung. Về khoa ngôn
ngữ có: Tề Ngã, Tử Cống. Về khoa chính sự có:
Nhiễm Hữu, Quý Lộ. Về khoa Văn học có: Tử Du,
Tử Há )
Câu trên ý nói người toàn vẹn.
Hình Hươu:
- Sử ký : Triệu Cao muốn làm phản nhưng sợ
các quan không nghe nên trước tiên phải thử. Y
dâng Nhị Thế (Vua Tần) một con hươu mà bảo đó
là con ngựa, Nhị Thế cười nói: "Thừa tướng
lầm đấy chứ, sao gọi con hươu là con ngựa
?" Nhị Thế hỏi các quan xung quanh. Mọi người
sợ phải im lặng. Có người nói là ngựa để vừa
lòng Triệu Cao, cũng có người nói là hươu.
Nhân đấy, Cao để ý những người nào nói là
hươu để dùng pháp luật trị tội.
Họ Đào vận bịch:
- Thông chí: Đào Khản người đất Thẩm
Dương đổi ra ở đất Tân Dương đời Tấn, tự
Sỹ Hành, nhà nghèo mồ côi cha từ thuở bé, có
chí học tập, đỗ làm quan đến chức đô đốc
đại tướng quân. ông ở trong quân 40 năm, nỗi
tiếng đức độ . Khi ở Quảng Châu, mỗi lần rỗi
việc quân, từ sáng sớm ông hì hục chuyển 00
viên gạch từ nhà ra sân, lại chuyển vào nhà.
Người ta hỏi ông tại sao phải làm như vậy, ông
cười nói: "Tôi đương lúc còn phải đem
hết sức ra làm việc cho dân, để mình nhàn rỗi
sợ không kham nỗi việc nên phải làm như vậy để
tự khích lệ chí mình lo siêng năng hết sức đó
thôi." ông rất quý thì giờ, quý từng
giây từng phút.
Họ Đào Tể tướng Sơn Trung:
- Đào Hoằng Cảnh ngươì đời Lương được gọi
là Sơn Trung tể tướng (Tể tướng ở trong núi).
Thông Chí: Đào Hoằng Cảnh, người đất
Mạt Lăng đời Lương, tự Thông Minh, có chí tu
đạo thần tiên, đọc sách hơn vạn quyển, bỏ quan
đi ở ẩn núi Câu Dung, hiệu là Hoa Dương ẩn cư,
Hoa Dương chân nhân. ông ham mê việc trước
thuật. Đời Lương Vũ Đế, việc nước gặp gì
khó khăn trọng đại nhà vua đều cho sứ đến hỏi
ý kiến ông. Thời bấy giờ người ta gọi ông là "Sơn
trung Tể tướng"
Họ Đặng chết đói:
- Hán Văn Đế yêu quý người bầy tôi là Đặng
Thông, thấy thầy tướng bảo Thông sẽ phải chết
đói bèn cho cả núi Thục, cho được phép đúc
tiền mà tiêu, sẽ không lo chết đói nữa. Nhưng
Văn Đế mất, Cảnh Đế lên làm vua, ghét Thông,
tịch thu cả gia sản, Thông phải đi ở nhờ và quả
nhiên chết đói.
Họ Vương dạy học Phần Hà:
- Vương Thông người đất Long Môn đời Tùy, tự
Trọng Yên, thuở bé đã có chí học tập, khi lớn
lên đến Trường An dâng vua "Thái Bình
thập nhị sách". Biết mưu chước không
được dùng, ông lui về đất Phần Hà mở trường
dạy học, học trò đến thụ nghiệp đông có đến
hàng nghìn người. Về sau, nhà vua nhiều lần vời
ông ra làm quan, ông đều từ chối. Trước tác
của ông có "Trung thuyết", "Lệ
luận", "Tục thư", "Tục thi",
"Nguyên kinh", "Tản dịch"...
Hoa biểu hồ ly:
- Sách Tiễn Đăng: Đời Tấn Huệ đế, mả vua
Chiêu Vương có con hồ ly già và cây cột trụ
(hoa biểu) đều thành yêu tinh. Con Hồ ly muốn hóa
thành người học trò đến thăm nhà Bác vật
Trương Hoa nghe Trương Hoa giảng sách, nhân hỏi
cây Hoa biểu, Hoa biểu nói: "ông Trương
là người trí độ khó che mắt được, đừng đi
mà bị nhục, chẳng những hại anh mà còn lụy cả
đến tôi nữa.". Hồ không nghe bèn hóa
mình đến yết Trương Hoa bàn luận văn chương
sử sách, thông hiểu suốt hết. Trương Hoa phải
chịu và than rằng: "Thiên hạ đâu lại có
người tuổi trẻ thông minh như thế, nếu không
phải ma quỷ tất là Hồ ly", bèn sai người
đề phòng rất nghiêm ngặt, sau quan lệnh Phong
Thành là Lôi Hoán xui Hoa thử huýt chó săn cho
cắn xem sao, nhưng gã kia vẫn không sợ hãi gì
cả. Hoa giận nói: "Nó đích thực là yêu
rồi, bây giờ chỉ kiếm được cây khô nghìn năm
mà soi thì hình nó sẽ hiện ra." Hoán
nói:Cây nghìn năm lấy đâu ra được, người
ta vẫn nói cây Hoa Biểu ở trước mồ Chiêu Vương
đã trãi nghìn năm nên thử dùng xem sao...".
Bèn sai ngã cây ấy đốt soi, gã kia liền hóa
thành con Hồ, nhân sai đem mổ giết.
Hoa Cái: Tên một cửa bể thuộc tỉnh
Nghệ An xưa.
Hoa Dương ẩn cư: Hiệu của Đào Hoằng
Cảnh. Xem Họ
Đào tể tướng Sơn Trung.
Hoa Đàm đuốc tuệ:
- Hoa đàm: Hoa Ưu Đàm. Theo kinh Pháp Hoa, hoa Ưu
Đàm cứ 300 năm thì nở một lần mà mỗi lần nở
là có Phật xuất thế.
Hoa Ưu Đàm (Tục gọi Hoa Sung), hoa đực và cái
khác nhau ẩn trong cuống hoa nên người ta cứ
tưởng loại hoa này chỉ có quả chứ không có hoa.
Đuốc Tuệ: Do chữ "Tuệ Hóa" là
ngọn lữa trí tuệ. Kinh Hoa Nghiêm nói: "trí
tuệ hỏa linh chúng sinh ly chướng ngại khổ"
(Lữa trí tuệ làm cho chúng sinh dứt bỏ được
cái khổ vì che chắn, ngăn cản).
Hoa đàm đuốc tuệ là chỉ chung việc tu
hành theo đạo Phật
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông:
- Bản sự thi: Thôi Hộ đời Đường nhân tiết
thanh minh một mình đi chơi về phía nam đô
thành, thấy một ấp trại chung quanh đầy hoa đào.
Thôi Hộ gõ cửa xin nước uống, một người con
gái mở cổng, hỏi tên họ rồi bưng nước đến,
người con gái sắc đẹp đậm đà, duyên dáng,
tình ý, , dịu dàng kín đáo. Năm sau, cũng vào
tiết Thanh minh, Thôi Hộ lại đến tìm người cũ
thì cửa đóng then cài, nhân đó mới đề lên
cánh cửa bên trái một bài thơ.
Khứ niên kim nhật thử môn trung.
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng.
Nhân diện bất tri hà xứ khứ.
Đào hoa y cựu tiếu đông phong. (Năm ngoái,
hôm nay tại cổng này, mặt người và hoa đào màu
hồng ánh lẫn nhau. (nay) mặt người không biết đi
ở chốn nào (chỉ còn) hoa đào vẫn cười với gió
đông như cũ).
Người con gái xem thơ, nhớ thương rồi ốm chết.
Chợt thôi Hộ đến, nghe tiếng khóc bèn chạy vào
ôm thây mà khóc. Người con gái bỗng hồi tỉnh
rồi sống lại. ông bố bèn đem cô gái gã cho
Thôi Hộ. (Tình sử).
Cũng từ điển này, người ta thường ví mặt
người con gái đẹp với hoa đào.
(Câu) Hoa đường:
- Đời Đường, Thôi Hộ làm chức Ngự sử Phân ty ở
Lạc Dương đến dự tiệc ở nhà vị đại thần là
Lý Nguyên. Nhà Lý có nhiều danh kỹ hầu tiệc.
Rượu say mới hỏi Lý: "Nghe nói nhà ngài
có ả danh kỷ là Tử Vân, chẳng hay là người nào
vậy ?" Lý trỏ cho biết. ông mới nhìn một
lúc rồi nói: "Lời đồn không ngoa, ngài
cho tôi quách." Bọn ca kỹ đều ngoảnh lại
nhìn rồi phá lên cười. Nhân đấy mới làm bài
thơ có câu đầu là:" Hoa Đường Kim nhật
ỷ nguyên khai".
Hoa Hâm: Bạn Quản Ninh. Xem Quản Ninh.
Hoa Thược đỏ trước nhà ngọc trắng:
- Nguyên văn: Bạch ngọc, đường tiền chi hồng
dược.
Là lấy ý từ câu: "Hồng dược đương giai
phiên thương đài y xế thượng" (Hoa
Thược dược đỏ múa giữ thềm, rêu xanh phủ trên
bậc" của Tạ Huyền Huy trong bài "Trực
trung thư sách thi."
Nhà ngọc trắng: chỉ nơi cao quý, ở đây chỉ tòa
Trung thư. Xem Hoa Tử
vi trên ao Phượng Hoàng.
Hoa Tử vi trên ao Phượng Hoàng: Nguyên
văn: Phượng hoàng trì thượng chi tử vi.
- Đời Đường, tòa Trung thư ở trong cung cấm gần
chổ vua, bên tòa có ao nên người ta gọi tòa
Trung thư là ao phượng Hoàng (ý nói địa vị cao
quý). Lại vì trong tòa trồng hoa Tử vi nên còn
gọi là Tòa Tử vi.
Hoa Trời bay xuống:
- Dư địa kỷ thắng: Thời Lương Vũ Đế, có
vị pháp sư là Vân Quang ngồi giảng kinh trên núi
Tụ Bảo Sơn ở huyện Giang Ninh tỉnh Giang Tô. Vị
sư giảng kinh mà cảm đến trời nên có mưa hoa
bay xuống. Núi này vì thế còn có tên Vũ Hoa
đài, có nhiều đá hoa ngũ sắc.
Pháp Hoa kinh: Thích Tôn đang giảng kinh
pháp hoa thì trời mưa xuống 4 giống hoa gọi là "Vũ
hoa thị" (Điềm lành mưa hoa). Đó là
điềm lành thứ 3 trong 6 điềm lành của kinh Pháp
Hoa.
Quan âm thị kính: Mưa hoa rãi khắp bên
mình.
Nhấp nhô đá cũng xếp quanh gật đầu.
Hóa nhi:
- Từ dùng gọi tạo hóa với ý cuồng phóng, trách
móc tạo hóa như đứa trẻ hay đặt bày cho người
đời lắm chuyện oái oăm, bất thường như trò
trẻ con, là do chữ "Tạo hóa tiểu nhi"
trong tiếng Hán.
Đường thư: Đỗ Thẩm Ngôn bệnh nặng, Tống
Chí Vấn đến thăm hỏi. Họ Đỗ nói: "Thậm
vi tạo hóa tiểu nhi sở khổ" (Thật bị trẻ
tạo hóa làm đến khổ).
Họa Sơn:
- Một trong 5 ngọn núi lớn (ngũ nhạc) ở huyện Hoa
âm, Thiểm Tây (Trung Quốc), còn gọi là Tây Nhạc
hoặc Thái Họa.
Hóa vượn bạc, sâu cát:
- Vua Mục Vương nhà Chu đi đánh phương Nam, có
một đội quân đều biến hóa. Quân tử thì hóa
làm vượn bạc, tiểu nhân thì hóa làm sâu cát.
(Loại Tụ).
Hoàng Cân: Khăn vàng
- Cuối đời Đông Hán suy vi, Trương Giốc ở Cư
Lộc dùng phù phép bùa chú cầm đầu hàng vạn
người đội khăn vàng nỗi lên chống triều đình.
Hoàng Hoa:
- Nguyên văn: "Hoàng Hoàng giả hoa"
(Những bông hoa rực rỡ khắp nơi), là tên một
bài thơ trong kinh thi nói việc vua tiễn biệt dặn
dò sứ giả, có đoạn "Hoàng hoàng giã hoa,
vu bì nguyên thấp, sằn sằn chinh phu, nỗi hoài my
sập" (Những bông hoa rực rỡ khắp nơi,
trên đồng cao, đồng thấp trũng. Kẻ chinh phu tùy
tùng đông đúc, lo lắng không làm tròn mệnh
vua).
Thơ Trần Trùng Quang: Mấy vần thơ cũ
gợi hoàng hoa.
Trịnh trọng rày nhân giảng khúc ca.
Hoàng Lương mộng: Giấc kê vàng, gíấc
mộng chưa chín nồi kê.
- Chẩm trung kỳ: Lư sinh trọ ở Hàm Đan, gặp
đạo sĩ Lã ông. Lư sinh than vãn về cảnh khốn
cùng của mình. Lã ông bèn lấytrong bọc ra cái
gối trao cho Lư sinh rồi bảo: "Gối đầu
lên đây mà ngũ anh sẽ được vinh hiển như ý
muốn ngay." Bấy giờ, chủ quán đang nấu
một nồi kê,. Lư sinh kê gối nằm ngũ, mộng lấy
được con gái họ Thôi đẹp lại giàu, thi đỗ
Tiến sĩ, làm quan đến chức Tiết độ sứ, đại
phá quân giặc rồi được phong làm tể tướng
trong 10 năm, con trai 5 người đều làm quan, cháu
hơn 10 đứa lấy vợ gã chồng đều là chỗ vọng
tộc trong thiên hạ... Chợt khi tỉnh dậy, nồi kê
vẫn chưa chín. Lư sinh bàng hoàng tự hỏi: "Há
việc đó là chuyện mộng ư ?" Lã ông mới
nói: "Việc đời thì cũng như mộng vậy
thôi."
Kiều Hoàng lương chợt tỉnh hồn mai.
Cửa nhà đâu mất, lâu đài nào đây ?"
Hoàng Sào:
- Lãnh tụ nông dân khởi nghĩa, người đất Tào
Châu. Đời Đường Hy Tông, ông đem quân đánh
chiếm Hà Nam, Giang Nam... lấy Lạc dương, vây hãm
kinh đô Trường An. Vua Đường phải chạy vào
đất Thục. Hoàng Sào tung hoành trong 10 năm trời.
Sau bị Lý Khắc Dung, Tiết độ sứ trấn Đại Đồng
đem quân về đánh bại. Hoàng Sào tự vẫn (Có
sách nói rằng ông bị thủ hạ ám hại).
Hoắc khứ bệnh: Danh tướng đời Hán.
Hoằng Cảnh: Đào Hoằng Cảnh. Xem Họ Đào Tể tướng
Sơn Trung.
Học đầy 5 xe: Nói tài học rộng, đọc
nhiều sách.
- Trang Tử: "Huệ Thi đa phương, kỳ
thư ngũ xa" (Huệ Thi nhiều phương, sách
đầy 5 xe).
Thơ Tô Thức: Ngũ xa thư di lưu nhi độc.
Nhị khoảnh điền ưng vị học mưu. (5 xe sách
để lại cho trẻ học, 2 khoảnh ruộng phải lo việc
học).
Hổ Đầu Tướng Quân:
- Cố Khải Chi làm chức Hổ Đầu tướng quân đời
vua Tấn An Đế gọi là Cố Hổ Đầu. Mỗi khi Cố ăn
mía ăn từ trên ngọn xuống đến gốc. Người ta
hỏi thì nói: "ăn như thế thì mỗi lúc
mới đi đến hết chốn thú vị"
Hổ Họ Thôi:
- Hương Đài: Thôi Thao đi đến quán Hiếu
Nghĩa, thấy một người đàn bà gối đầu vào cái
da hổ mà ngũ. Thao kéo lấy da hổ vất xuống
giếng, người đàn bà sực tỉnh dậy thấy mất da
không biến được. Thao bèn lấy làm vợ. Sau 3
năm, nàng hỏi da hổ để đâu. Thao bảo ở dưới
giếng. Nàng vốt lên khoát vào người và hóa
thành con hổ gầm thét mà đi mất.
Hồ Công: Xem Ngày tháng trong bầu.
Hồ Công động:
- Tên một ngôi động đẹp ở núi Xuân Đài, phía
tây huyện Vĩnh Lộc - Thanh Hóa. Cửa động có 2
tượng đá, tương truyền là tượng 2 người tên
là Hồ Công
và Phí
Trường Phòng.
Hồ Dương mơ Tống công:
- Công chúa Hồ Dương phải lòng Tống Hoằng, công
chúa là chị Hán Quang Vũ, được phong ấp ở Hồ
Dương nên gọi là hồ Dương công chúa. (Hồ
Dương nay thuộc Hồ Nam).
Xem Tao Khang.
Hồ điệp mộng: Giấc mơ hóa bướm.
- Trang sinh (Trang Chu) người thời Chiến quốc.
Trang Tử: "Xưa kia Trang chu chiêm bao
thấy mình hóa thành bướm. Tự thấy thích chí
chăng, chẳng biết đến Chu nữa.Toắt thức dậy thì
là Chu. Không biết Chu chiêm bao thấy bướm hay
bướm chiêm bao thành Chu chăng..."
Hồ linh: Bầu thiêng.
Hồ Việt nhất gia:
- Hồ: Chỉ chung các dân tộc ngoài biên giới, phía
Bắc Trung Quốc thời xưa, tức chỉ Bắc Địch, nay
gọi là Hung Nô (Theo lời chú của Trịnh Tư Nông
trong "Khản Công ký")
Việt: Chỉ chung các chủng tộc phương Nam (Bách
Việt) hay tên Việt cuối thời Xuân Thu. Câu Tiễn
Việt Vương diệt Ngô kiêm tính cả đất đai gồm
2 tỉnh Giang Tô và Triết Giang cho đến miền nam
Sơn Đông.
Hồ Việt Nhất gia ý nói người xa hóa gần,
tình sơ thành thân như 2 nước Hồ và Việt cách
xa nhau mà sum họp một nhà.
Vân Tiên:
Chữ rằng Hồ Việt nhất gia. Phạm Tãi
Ngọc Hoa:
Ngỡ là phận ấm duyên ưa.
Ai ngờ kẻ Việt người Hồ Bắc Nam.
Hối Khanh:
- Hoàng Hối Khanh, đỗ Thái học sinh đời Trần Đế
Nghĩa, cuối nhà Hồ làm đến chức Thị lang.
Hội gió mây: Xem Hội Long Vân.
Hội long vân: Long vân hội, hội rồng
mây, chỉ việc gặp thời cơ tốt.
- Kinh dịch: "Vân tùng long, phong tùng
hổ" (Mây theo rồng, gió theo hổ), là nói
những vật cùng chí loại thường cảm ứng mà tìm
đến với nhau.
Còn dùng chỉ sự thi đậu.
Nguyễn Công Trứ:
Duyên ngư thủy long vân hội còn đó.
Miếng đỉnh chung cho biết mùi đời.
Gia Huấn ca:
Bấy lâu những đợi Long vân.
Đào tơ liễu yếu gởi thân anh hùng
Hồn mai:
- Long thành lục: Triệu sự Hùng đời Tùy, qua
chơi núi La Phủ, trời chiều sắp tàn thấy trong
rừng có một cái quán rượu, Hùng liền ghé vào
thấy có một người con gái đẹp trang điểm thanh
nhã, bận đồ trắng ra tiếp. Hai người cùng nói
chuyện uống rượu, hương thơm như phả nhẹ vào
người... Sự Hùng say ngũ thiếp đi, lúc tỉnh dậy
thấy mình nằm dưới gốc cây mai đang độ nở hoa,
lòng bùi ngùi mới nhận ra rằng việc vào quán
uống rượu với người đẹp chỉ là một giấc
mộng.
Hồn mai chỉ hồn người đẹp trong cơn mê.
(Thượng hữu lục).
Hồng Dương:
- Đời Hán Thanh Đế, Hồng Dương hầu Vương Lập
chiếm đất mở rộng hàng mấy trăm khoảnh để đem
bán lấy tiền rất đắt. Việc phát giác ra phải
truất.
Hồng Phất: Cái phất trần đỏ. Xem Lý Tĩnh.
Hốt họ Đoàn:
- Tục thông chí: Đoàn Tú Thực người đất
Khiên Dương đời Đường, tự Thành Công. Thuở
nhỏ đã nổi tiếng là người chí hiếu, ông đỗ
khoa Minh Kinh rồi tòng quân làm tiết độ sứ, lấy
ân tín mà đãi 3 quân, được quân sĩ mến phục.
Đầu năm Kiến Trung (Niên hiệu Đường Đức
tông), ông giữ chức Tư nông khanh. Bấy giờ Diêu
Lệnh Ngôn kéo quân vào kinh cùng Chu thứ mưu
cướp ngôi nhà Đường. Chu thứ biết ông là
người có danh vọng bèn bảo ông ra ngoài thành
đón Diêu Lệnh Ngôn, ông giã vờ bằng lòng nhưng
kỳ thực ông đang tính chuyện giết bọn phản
nghịch. Một hôm, Chu Thứ triệu Tú Thực đến bàn
việc có cả Nguyên Hựu, Lý Tử Bình cùng dự. Tú
Thực bận nhung phục đang nói chuyện với Hưu. Khi
Chu thứ nói đến chuyện tiếm vị, ông đứng phắt
ngay dậy, cướp lấy cái hốt ngà của Hưu đang
cầm chạy đến nhổ nước bọt vào mặt Chu Thứ mà
mắng rằng: "Đồ cuồng tặc đáng phanh thây
muôn đoạn. Tao lẽ nào lại tha cho mày làm
phản." Nói đoạn ông cầm hốt đánh vào
đầu Chi Thứ. Thứ đưa tay đỡ, hốt đánh trúng
vào trán máu chảy đầy mặt, ông bị chúng giết
chết.
Hơi chính:
- Do chữ "Chính khí" là chí khí của
người ngay thẳng cương trực, cái khí chất lớn
lao mạnh mẽ của trời đất phú cho con người.
Văn Thiên Tường đời Tống có bài "Chính
khí ca" ca ngợi những người trung nghĩa
lẫm liệt thời xưa, đều giữ toàn được cái
chính khí của trời đất phú cho.
ở Việt Nam, sau khi thành Hà Nội thất thủ,
Nguyễừn Văn Giai cũng mượn ý làm thành bài "Hà
Thành chính khí ca" biểu dương khen ngợi
việc Hoàng Dieệu tuẫn tiết. Bài "Chính
khí ca" trước kia đã đuược cụ Phan Bội
Châu dịch để cổ vũ lòng yêu nước, nhưng
người đầu tiên truyền bá tư tưởng "Chính
khí ca" là Nguyễừn Đình Chiểu. (Chú
Nguyễừn Đình Chiểu toàn tập, Tập II, trang 363)
Hơi đồng: Do chữ "Đồng
xú", hơi tiền đồng, ý nói tiền bạc.
- Hậu Hán thư: Thôi Thực là người có danh
tiếng ở đất Bắc Châu, từng giữ chức Quận Thú.
Về sau, nhờ mẹ đem 5 vạn quan tiền lót quan trên
mà được thăng chức Tư Đồ. Thực nhân đấy mà
hỏi con là Quân rằng: "Ta được vào hàng
tam công, dư luận bàn tán như thế nào ?"
Quân đáp: "Luận giả tiềm kỳ đồng
xú" (Người ta bàn luận nhờ có hơi đồng
mà được).
Hợp phố Châu về: Từ chữ "Châu
hoàn Hợp phố".Nói vật đã mất nay trở về chủ cũ.
- Hậu Hán Thư: Quận Hợp Phố có nhiều ngọc
quý, dân mò lấy ngọc đem đổi lấy lương thực.
Thời trước, bọn quận thú ở đây tham ô quá
lắm, bắt dân đi mò ngọc đem về cho chúng không
biết bao nhiêu mà kể. Ngọc quý lần hồi đi hết.
Vì thế dân không có gì đổi lấy cái ăn. Khi
Mạnh Thường đến làm Thái thú bãi bỏ những tệ
cũ lo mưu lợi cho dân nên chỉ chưa đầy một năm
sau, ngọc bỏ đi này tìm về lại Hợp Phố, dân
trở về nghề cũ.
Huệ Khả:
- Ngày mồng 9/12, Huệ Khả đến hỏi đạo Bồ Đề Đạt Ma, đứng
suốt ngày trong cơn mưa tuyết. Huệ Khả chặt tay,
Bồ Đề Đạt Ma quay lại bảo: "Đừng đi
tìm cái chân lý này ở chổ khác"
Huệ Viễn: Xem Bạch Liên Hoa
Huyên đường:
- Nhà Huyên, chỉ người mẹ. Là lấy ý từ chữ sách
Kinh thi: An đắc huyên thảo, ngôn thụ chi
bôi" (Sao được cỏ huyên, trồng nó ở
chái nhà phía Bắc).
Lời chú họ Trịnh nói: "Cỏ Huyên làm cho
người ta quên được điều lo buồn. Bối là chái
nhà phía Bắc, nơi đàn bà con gái ở."
Thơ Diệp Mông Đắc (Tống): "Bạch
phát huyên đường thượng" (Tóc bạc trên
nhà huyên, ý nói mẹ già tóc đã bạc.
Huyên chính là cây Hemerocallis Flava, thuộc giống
Bách hợp, mùa hạ nở hoa màu vàng, hoa và lá non
dùng làm rau ăn gọi là Kim châm.
Huyền Hồ tiênsinh:
Hư tả: Để trống chỗ ngồi phía trái.
- Sử ký: Công tử nước Ngụy là Tín Lăng
Quân đem xe đi đón người hiền sĩ tên là Hầu
Doanh, mình ngồi phía hữu, để trống bên tả chờ
Hầu Doanh ngồi. Theo lễ nghi, được chỗ ngồi bên
tả là chỗ ngồi trên.
ý nói thiết tha mong được người giúp việc.
Hứa Chữ:
- Người nước Ngụy thời Tam Quốc, tự Trọng Khang,
là một tướng có sức dũng mãnh đã từng theo
Tào Tháo trên khắp các trường nhung và đã từng
cứu sống Tào Tháo nhiều lần.
Hứa Do:
- Người đời Thượng cổ ở Hòa Lý, đất Dương
Thành, ẩn trong chằm Bái Trạch. Vua Nghiêu nghe
tiếng người giỏi bèn nhường thiên hạ cho. ông
từ chối lui về ở ẩn tại núi Trung Nhạc phía Nam
sông Dĩnh Thủy dưới chân núi Cơ Sơn. Sau vua
Nghiêu lại tìm đến cố vời Hứa Do ra làm quan
trường cả 9 châu. Hứa Do không muốn nghe bèn ra
bờ sông Dĩnh Thủy rửa tai. Bấy giờ, Sào Phủ
đang dắt trâu xuống bờ sông thấy thế hỏi: "Vì
cớ gì mà bác phải rửa tai như vậy ?"
Hứa Do thuật chuyện, Sào Phủ liền gò cổ trâu
lại mà nói rằng: "Ta toan cho trâu uống
nước đây, e lại bẩn cả miệng trâu" Nói
đoạn họ Sào dắt trâu lên quãng sông trên cho
trâu uống nước. Hứa Do ẩn ở Cơ Sơn, chết chôn
ở đấy, Vua Nghiêu đến tận mộ phong ông làm
công thần núi Cơ Sơn và sau gọi núi là Hứa Do
Sơn. (Cao sĩ truyện, Sử ký).
Thơ Nguyễn Vũ - Tam Quốc, Ngụy:
Nhan Hồi
lạc hậu hạng.
Hứa Do an tiện bần (Nhan Hồi vui nơi ngõ hẻm,
Hứa Do yên chốn nghèo hèn).
Hứa Tốn:
- Người đời Tấn, trước làm quan lệnh ở Tình
Dương, sau từ quan về học được đạo thuật,
chém rắn giết thuồng luồng trừ hại cho dân.
Hứa Tuấn:
- Tình sử: Hiệp khách đã giúp cho những lứa
đôi chia lìa được sum họp.
Huơu Tần: Chỉ thiên hạ. Xem Đuổi Hươu.
Hữu tam bất hiếu: Có 3 điều bất hiếu.
- Mạnh Tử: Bất hiếu hữu tam, vô hậu chi
đại (Có 3 điều bất hiếu, không có con là
điều nặng nhất).
Lời chú họ Triệu nói: Theo lễ có 3 điều bất
hiếu: Một là hùa theo cha mẹ để cha mẹ mắc vào
chỗ bất nghĩa; hai là nhà nghèo, cha mẹ già mà
không chịu ra làm quan, lấy bổng lộc nuôi cha mẹ;
ba là không chịu lấy vợ, không có con, tuyệt
đường cúng tế tiên tổ. Trong ba việc đó, việc
không có con là lớn nhất" (Ly Lâu,
chương Cú Tượng).
Hy Chi: Vương Hy Chi. Xem Bút Lâm Tuyền, Thiếp Lan Đình.
Hy Di:
- Hiệu của Trần Đoàn, người đời Ngũ Quý đầu
đời Tống, hiệu Đồ Nam. Gặp thời loạn, không
cầu danh lợi, ẩn ở núi Hoa Sơn, từng nằm ngũ
hơn trăm ngày không tỉnh dậy. Vua Tống mời ông
ra làm quan nhưng ông kkhông nhận, vua ban hiệu cho
ông là Hy Di tiên sinh.
Xem Trần Đoàn.