Kẻ Tấn người Tần: Chỉ sự xa cách
nhau.
- Tấn Tần là tên 2 nước thời Xuân Thu. Tấn ở vào
khu vực từ miền nam Sơn Tây đến Nam Hà Bắc. Tần
ở Thiểm Tây. Như vậy, Tấn ở phía đông, Tần ở
phía Tây.
Văn Nôm dùng điển này để chỉ sự xa cách nhau.
Vân Tiên:
Những e kẻ Tấn người Tần.
Nào hay chữ ngẫu đặng dần chữ giai
Kén ngựa:
- Tần Mục Công sai Cửu Phương Cao đi kén mua ngựa
hay. Cao về bảo đã kén được một con ngựa cái
vàng, kúc dắt ngựa về thì lại là ngựa đực sắc
đen, nhưng quả là ngựa tốt. Bá Nhạc bảo là Cao
chỉ chú ý đến cái tài bên trong của nó mà
không để ý bề ngoài.
Keo loan:
- Do chữ "Loan giao": Keo chế từ máu
chim loan, tương truyền nối được dây cung đứt.
Bác vật chí: Thời Hán Vũ đế, nước Tây
Hải có gnười đem dâng 5 lạng cao. Vua cho đem
cất vào kho, còn thừa nữa lạng sứ thần mang theo
người. Sứ thần theo Vũ đế đi săn bắn ở cung
Cam Tuyền. Dây cung vua đứt, các quan định thay,
sứ thần Tây Hải xin lấy keo loan nối lại. Nối
xong, vua sai lực sĩ kéo mỗi người một đầu dây
nhưng vẫn không việc gì. Sứ thần Tây Hải nói
cung có thể bắn suốt ngày mà dây không đứt. Vua
lấy làm lạ lắm, nhân đó đặt tên là "Tục
huyền giao" (Keo nối dây cung).
Kiều:
Giữa đường đứt gánh tương tư.
Keo loan chắp nối tơ thừa mặc em.
Kê Khang: Xem Khúc Quảng Lăng.
- Kiều:
Kê Khang này khúc Quảng lăng.
Một rằng Lưu thủy, hai rằng Hành Vân.
Khúc Quảng Lăng:
- Thông chí: Kê Khang một hôm đến chơi ở
Lạc Tây, trọ ở Hoa Dương Dinh. Đêm ngồi gảy
đàn chợt có một người khách đến tự nói mình
là người thời cổ rồi cùng Khang bàn âm luật,
nghĩa lý rành rọt thấu đáo lắm. Nhân đó, ông
khách lấy đàn khẩy mà soạn nên Khúc Quảng Lăng
tán, lời điệu cực hay rồi trao cho Khang và dặn
không được truyền lại cho người khác. Về sau
Kê Khang bị Tư Mã Chiêu sát hại, khúc Quảng
lăng vì thế mà bị thất truyền.
Kiều:
Kê Khang này khúc Quảng lăng.
Một rằng Lưu thủy, hai rằng Hành Vân.
Kê Thiệu:
- Người đời Tấn, thời Huệ Đế. Vua bại trận ở
Thang âm, các quan bỏ chạy hết. Thiệu một mình ở
lại hộ vệ bị thương máu văng đỏ cả áo vua.
Khi yên giặc rồi, vua nói: "Máu của Kê
Thiệu ta không đành tẩy đi."
Kết cỏ ngậm vành: Chỉ sự báo ơn sâu
- Kết cỏ: Theo Tả Truyện, Ngụy tử có người
thiếp yêu không con, người thường dặn con là
Ngụy Khỏa rằng: "Nếu ta chẳng may có
chuyện gì hay ốm mà phải chết thì con lo gã
chồng tử tế ho nàng".. Nhưng khi Ngụy tử
ốm nặng sắp chết thì lại dặn khỏa: "Đem
nàng chôn theo ta." Khi Ngụy tử chết, Khỏa
cứ đem gả chồng cho nàng, nói rằng: "Nay
ta, theo lời dặn khi cha ta còn sáng suốt mà đem
gả chồng cho nàng." Đếựn khi đánh nhau
với quân Tầ nở Phụ thị, Khỏa thấy một ông già
cứ nắm từng bụi cỏ mà kết lại với nhau. Ngựa
Đổừ Hồi vì thế mà bị vướng ngã rồi bị Ngụy
Khỏa bắt. Đêm hôm ấy, nằm mộng thấy ông già
kết cỏ đến nói: "Tướng quân biết theo
lời dặn sáng suốt của Tiên Nghiêm mà gả chồng
cho con gái tôi, vì cớ ấy tôi kết cỏ để báo
ơn sâu của tướng quân."
Ngậm vành: Tục tề hài ký dẫn trong Hậu
Hán thư: Dương Bảo đời Hậu Hán thuở lên 9,
một hôm đến chơi mé Bắc núi Hoa âm thấy con
chim sẽ vàng bị loài chim Cắt đánh, rơi nằm
dưới gốc cây đang bị kiến lửa đốt. Bảo bắt
đem về nuôi, cho ăn hoa vàng hơn 10 ngày, lông
lá mọc lại đủ cả mới thả cho bay đi. Đêm hôm
ấy, có một đứa trẻ bận áo vàng đến trước
Bảo lạy rồi nói: "Cậu là người nhân ái
đã cứu sống tôi, thực cảm cái ơn đó nên nay
đem 4 chiếc vòng ngọc đến tạ" (Cậu bé
ngậm 4 chiếc vòng nơi miệng).
Kiềm Lâu:
- Là một bậc cao sĩ nhà nghèo, lúc chết chỉ có
một cái áo che kín đầu thì hở chân, che kín
chân lại hở đầu.
Kiện sừng sẽ: ý nói kiếm cớ vu vơ mà
bày trò kiện tụng người ta.
- Kinh thi: "Thùy vị tước vô giốc, hà
dĩ xuyên ngã ốc ? Thùy vị thử vô nha, hà di
xuyên ngã dong ? Thùy vị nhữ vô gia, hà dĩ tốc
ngã tung ? Tuy tộc nbgã tụng, diệc bất nhữ
tùng."(Ai bảo chim sẽ không sừng (nếu
không sừng) nó lấy gì đục được nóc nhà ta ?
Ai bảo chuột không nanh ? (nếu không nanh) nó lấy
gì đục được tường ta ? Ai bảo mày không có
lễ cưới xin (nếu không có lễ cưới) mày lấy cớ
gì đem tao đi kiện được ? Mày dù đem tao đi
kiện, tao cũng chẳng theo mà lấy mày.
Kiềng canh nóng thổi rau nguội:
- Từ chữ "Trừng canh xuy tê" là do
rút gọn từ câu "Trừng thang canh nhi xuy
lãnh tê" trong Sở từ. ý nói kinh
nghiệm xương máu, những tổn thất đã qua mà rút
ra bài học cảnh giác.
Kiệt Trụ:
- Vua Kiệt nhà Hạ, vua Trụ nhà Thương là 2 vua bạo
ngược vô đạo, hoang dâm nhất trong lịch sử các
vua chúa Trung Quốc. Kiệt say Muội Hỷ, Trụ say mê
Đát Kỷ.
Sử ký: Vua Trụ lấy rượu chứa thành ao,
lấy thịt treo thành rừng rồi cho bọn con trai con
gái trần truồng đuổi nhau trong đó, ăn thịt
uống rượu suốt đêm.
Lới chú sách Lục Thao của Thái Công chép:
" Vua Trụ làm tửu trì, bã rượu (tao) chuyển
chất thành núi, trai gái xuống ao uống rượu phải
cúi rạp xuống mà bò như trâu gọi là ngưu ẩm".
Kiệt Trụ bị nhân dân oán ghét mà mất ngôi. Baì
răn uống rượu có câu: "Kìa vua Trụ tích
tao nên núi, đánh trống reo trâu xuống tửu
trì."
Kiều Tùng: Vương Tử Kiều và Xích
Tùng Tử là 2 vị tiên.
- Liệt tiên truyện: Vương Tử Kiều là Thái
tử của Linh Vương nhà Chu, tên Tấn, thích thổi
sáo, học tiếng chim Phượng. ông đi chơi cõi
Doãn gặp đạo sĩ Phù Khâu Công. Khâu Công đón
Kiều lên núi Tung sơn tu luyện hơn 30 năm, sau
cỡi hạc bay lên cõi tiên. Xích Tùng Tử là Vũ
sư thời Thần Nông, theo gió mưa mà đi lại, vào
lữa không cháy, thường lui tới núi Côn Lôn, ở
nhà đá Tây Vương Mẫu. Con gái vua Viêm đế theo
Xích Tùng Tử học đạo tiên.
Kiều tử: Chỉ cha con: Cây Kiều (cao to)
và cây Tử (thấp).
- Thượng thư đại truyện: Bá Cầm và Khang
Thúc đến yết kiến Chu Công, 3 lần đến thăm, 3
lần bị trách. Khang Thúc sắc mặt sợ hãi bảo Bá
Cầm: Có Thầy Thương Tử là người hiền, nay tôi
cùng anh đến yết kiến. Hai người bèn đến yết
kiến Thương Tử, Thương Tử nói: "Phía Nam
núi Nam Sơn có một loài cây tên là Kiều, hai anh
đếựn đó xem cậy đi." Hai người bèn
đến xem thì thấựy cây Kiều cao vút lên trên,
trở về thưa với Thương Tử, thương Tử nói: "Kiều
là đạo của người cha. Phía Bắc núi Nam Sơn có
loài cây tên là Tử, hai anh đến đấy xem
đi". Hai người đến xem thì thấy cây Tử
thấp mà rũ xuống, trở về thưa với Thương Tử,
Tử nói: "Tử là đạo làm con".
Hoa Tiên: Tình Kiều tử dạ quê hương.
Dù cay đắng cũng phận thường nghi sao.
Kim:
- Tên một triều đại chiếm cứ miền đông Bắc Trung
Hoa, tồn tại từ 1115 - 1234, đã từng tiêu diệt
nước Liêu, đánh Tống. Sau bị Mông Cổ diệt.
Kim âu, Hoa Nhai: Hai làng thuộc huyện
Vĩnh Phúc, họ Hồ dựng cung và mở phố ở đó.
Kim môn: Hay Kim mã môn.
- Tên một cửa cung Vi Ương đời Hán, bên cửa có
tượng ngựa đồng nên đặt tên là cửa Kim Mã.
Hán Vũ Đế bảo các quan học sĩ tập trung ở cửa
Kim Mã để vua hỏi chính sự.
Nói "Phường Kim môn" chỉ hạng có
văn tài được vua trọng dụng.
Kim ô: ác vàng, chỉ mặt trời.
- Tương truyền trên mặt trời có con quạ 3 chân
nên gọi mặt trời là Kim ô (ác vàng).
Động Minh Ký: Đất phía đông có giống cỏ
chi, có con quạ 3 chân mấy lần đổ xuống ăn thứ
cỏ thơm ấy. Hy Hòa muốn kiềm chế nó, lấy tay che
con quạ.
Đông nam nhất vọng nhật trung ô.
Dục trục Hy Hòa khử đắc vô.
(Phía đông nam ngóng nhìn con quạ trong mặt
trời. Muốn đuổi Hy Hòa (thần ngự mặt trời) đi
được không ?).
Kim ốc : Nhà vàng. Xem Nhà Vàng.
Kim phong: Gió mùa thu (Trong ngũ hành,
kim ứng với mùa thu).
- Trãi vách quế gió vàng hiu hắt.
Mãnh vũ y lạnh ngắt như đồng.
Kim quỹ: Hòm sách vàng.
- Hán thư: Hán Cao Tổ sau khi diệt
xong nước Sở, bèn phong thưởng cho tướng sĩ,
viết tên vào khoan sách cất trong hòm vàng, ghi
công mãi mãi.
Kinh Châu: Tên đất.
Kinh Lân: Kinh xuân Thu.
- Theo lời tự sách "XuânThu chính nghĩa"
của Khổng Đĩnh Đạt, Khổng Tử soạn kinh Xuân
Thu, chép việc nước Lỗ ngụ lờibao biếm. Sự khen
chê cốt ngụ ở chữ dùng, chỉ vì một chữ ngụ ý
chê mà thành tiếng xấu muôn đời, một chữ ngụ
ý khen mà được tiếng thơm thiên cổ. Vì vậy,
người đời sau khi bàn kinh Xuân Thu có nói: "Nhất
tự chi bao vinh ư hoa cổn, nhất tự chi biếm nhục
ư phủ việt."
(Một chữ khen vinh hơn được chiếc áo cổn hoa vua
ban, một chữ chê nhục hơn phải tội búa rìu.)
Kinh Xuân Thu chép sử nước Lỗ từ Lỗ ân Công
(721 - 710 trước CN) đến Lỗ Ai Công (494 - 466
trước CN) nhằm mục đích tầm truyền cái đại
nghĩa, danh và phận về đường luân lý và chính
trị quân chủ. Văn kinh Xuân Thu nghiêm chỉnh về
ý nghĩa và vị trí từng chỗ, đến đời Lỗ Ai
Công năm thứ 14 (481 trước CN), người nước Lỗ
đi săn bắt được con Kỳ lân què chân trước
bên trái, ai cũng cho là điềm không lành, đem
thả ra ngoài đồng. Học trò là Nhiễm Hữu báo cho
Khổng Tử. Khổng Tử ra đồng xem thấy, trở về than
rằng:"Ngõ đạo cùng hỹ." (Đạo ta
đã đến lúc cùng rồi). Kinh Xuân Thu chép đến
chuyện săn bắt được Kỳ Lân thì Khổng Tử dừng
bút không chép nữa nên gọi là Kinh Lân.
Xem Khóc Lân.
Kính Đức:
- Tức Uất Trì Cung đời Đường đã phá vòng vây
của quân Vương Thế Sung, lấy mình che đở hộ vệ
cho vua Đường Thái Tông, nhờ vậy mà Đường
Thái Tông thoát nạn.
Kỷ Tín:
- Tướng của Hán Cao Tổ Lưu Bang, lúc Cao Tổ bị
Hạng Vũ vây đánh rất nguy cấp, Kỷ Tín bèn giả
làm Hán Cao Tổ ra hàng để đánh lừa Hạng Vũ,
nhân thế mà Cao Tổ thoát nạn. Sau Kỷ Tín bị
Hạng Vũ thiêu chết.
Kỷ Tôn:
- Đời Đông Hán, Kỷ Tôn là tướng của Đông Bình
Vương, nói với Vương rằng:" Thiên hạ
đều nói Kỷ Tôn này là dũng, nhưng Kỷ Tôn này
có làm được cho Quý An cũng dũng được như
mình thì mới gọi là Dũng vậy."
Kỳ La (cửa bể):
- ở làng Kỳ La, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh bây
giờ, còn có tên là Cửa Nhượng.
Năm Đinh Hợi (1487), Hồ Quý Ly bị bắt ở đấy.
Kỳ Sơn: Nơi dấy nghiệp nhà Chu. Xem Chu.
Kỳ Tiêu:
- Tên một ngọn núi có phong cảnh rất đẹp ở Trung
Quốc, còn gọi là Linh Sơn.
Kỳ Viên:
- Tên khu vườn thuộc nước Vệ, có trồng nhiều
Trúc.
Khải Chi: Cố Khải chi. Xem Hổ Đầu Tướng quân.
Khánh Kỵ:
- Khánh Kỵ là con vua Ngô, tên Liêu. Vua Ngô bị
công tử Quang giết, bèn chạy trốn sang nước khác
tìm thời cơ về Ngô báo thù. Sau bị thích khách
của vua Ngô là Yêu Ly
giết chết.
Khe Tào múc nước:
- Đời Lương, có vị cao tăng là Trí Dược từ
nước Thiên Trúc sang Ttung Quốc, thuyền đến cửa
khe Tào Khê ở Triều Châu, thoáng thấy mùi thơm,
múc nước lên nếm rồi bảo: "Thượng lưu
dòng nước này có chỗ thắng địa", bèn
mở núi làm chùa gọi là Bảo Lâm.
Khí thôn Ngưu đẩu: Khí mạnh nuốt sao
Ngưu, sao Đẩu.
- Sách Thi tử có câu: "Giống hổ tuy chưa
thành vằn đã có sức nuốt được cả trâu."
Đỗ Phủ: "Tiểu nhi ngũ tuế khí thôn
ngưu" (Trẻ con mới 5 tuổi đã có khí
mạnh có thể nuốt được trâu).
Khiết Đan:
- Tên một tộc người chiếm miền Đông Bắc Trung
Quốc dựng nước đến đời Ngũ Đại đổi thành
nước Liêu, về sau bị Kim diệt.
- Về mục lục K
Khóc dây cung:
- Sân triều nưới Sở có con vượn trắng rất
thiêng, người giỏi bắn đến đâu cũng không bắn
trúng được. Vua Trang Vương sai nhà thiện xạ là
Dưỡng Do Cơ bắn. Do
Cơ vừa xách cung mang tên ra chưa bắn mà con
vượn đã ôm cây khóc. Lúc bắn vượn liền theo
ngay mũi tên mà sa xuống.
Xem Dưỡng Do Cơ.
- Về mục lục K
Khóc Lân:
- Xuân Thu, Cỏng Dương truyện: Mùa xuân năm Lỗ Ai
Công thứ 14 (481 trước CN), trong một chuyến đi
săn ở miền Tây, người đánh xe hộ thúc tên là
Sư Thượng săn bắt được con lân què chân
trước bên trái. Ai cũng cho là điều không lành,
đem thả ra. Học trò ông là Nhiễn\m Hữu bảo với
Khổng Tử. Khổng Tử đến xem trông thấy nói rằng:
"Thục vị lai tai ! Thục vị lai tai !"
(Ai bảo Kỳ lân ra làm gì ! Ai bảo Kỳ lân ra làm
gì !). Nói rồi cầm vạt áo, che mặt mà khóc, cho
rằng đời sắp suy loạn, đạo của mình đã đến
lúc cùng, mới than rằng: "Đường ngu chi
thế lân phụng du, kim phi kỳ thời lai hà dư ? Lân
hề, lân hề, ngã tâm ưu." (Thời Đường
Ngu lân phụng rong chơi, nay không phải thời mà
đến là cớ sao ? Lân này, Lân này, lòng ta lo
buồn biết bao). Khổng Tử trở về nói rằng: "Ngõ
đạo cùng hy" (Đạo ta đã đến lúc rồi).
Hai năm sau, Khổng Tử mắc bệnh, được 7 ngày thì
mất.
Xem Kinh Lân.
Khóc măng: Do chữ "Khấp
duẫn".
- Tam quốc chí: Mạnh Tông người Giang Hạ
đất Ngô thời Tam Quốc, tự Cung Vũ, thuở nhỏ theo
học với Lý Túc ở Nam Dương, suốt ngày đọc
sách không biết mõi. Sau giữ chức Tư Không. ông
là người chí hiếu. Mẹ ông thích ăn măng, mùa
đông măng không mọc, ông vào rừng trúc đứng
ôm cây trúc mà khóc, tự nhiên măng mọc, ông bẻ
đem về dâng mẹ. (Mạnh Tông là một trong Nhị thập tứ
hiếu.)
Vân Tiên:
Suy trang nằm giá khóc măng.
Hai mươi bốn thảo chẳng bằng người xưa.
- Về mục lục K
Khoé thu ba: Sóng nước mùa thu, thường
dùng chỉ mắt mỹ nhân.
- Trong văn học cổ phương đông, tả vẽ đẹp đôi
mắt người phụ nữ, các tác giả thường so sánh
với nước mùa thu.
Tình sử:
Nhãn như thu thủy.
My tự xuân sơn. Chinh phụ ngâm: áng
đào kiểm đâm bông não chúng.
Khoé thu ba dợn sóng Khuynh thành.
Khói báo chiến tranh: Từ chữ "Lang
Yên": Khói đốt bằng phân chó sói - Dấu hiệu
có chiến tranh.
- Ngày xưa, khi biên thùy có giặc, người ta
thường đốt khói bằng phân chó sói ở chòi cao
để báo động cho nội địa biết. Sau đó, từ này
được dùng để chỉ bọn giặc giã quấy phá biên
cương.
Khôi tinh: Sao Thiên Khôi.
- Theo quan điểm cổ, sao Thiên Khôi chủ về văn
học, sao Tử Vi chủ về thiên mệnh.
Khôi tinh đã rạng ý nói văn tài đã đến
lúc gặp dịp thi thố, được nổi danh.
Khôi chỉ chung 4 sao từ thứ nhất đến thứ 4
trong chòm 7 ngôi sao Bắc Đẩu.
- Về mục lục K
Khối tình:
- Kiều Oánh Mậu chú: Có một người con gái yêu
một anh lái buôn. Người lái buôn không đến
nữa, cô ta uất mà chết, người cha đem đi hỏa
táng, trong quả tim người con gái có một cục
đập không vỡ. Kịp khi người lái buôn trở lại
xin được đem cục đó đi, anh ta thương khóc,
nước mắt nhỏ vào thì cục ấy tan ra thành máu.
Kiều: Nợ tình chưa trả cho ai.
Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan.
Không đội chung trời: Từ chữ Bất
cộng đới thiên.
- Kinh lễ quy định thái độ đối với các loại kẻ
thù: Kẻ thù của cha, của anh, của bạn. Đối với
kẻ thù của cha, quy định rằng "Phụ chi
thù, vật dữ cộng đới thiên." (Đối với
kẻ thù của cha thì không được đội chung trời).
Khổng Minh:
Khổng Tử:
- Tức Khổng Khâu, người nước Lỗ thời Xuân thu,
đời sau tôn làm tổ sư đạo Nho, cháu 6 đời của
Khổng Phủ Gia nước Tống.
Khổng Tử, tự Trọng Ni, ban đầu có ra làm quan
nước Lỗ, sau không được vya Lỗ dùng, ông đi
khắp nước Tống, Vệ, Trần, Khuông tìm cách hành
đạo của mình mà không được. Sau trở về Lỗ mở
trường dạy học.
ông san định Kinh Thi, Thư, Lễ, Nhạc, tán Kinh
Dịch, tu sửa kinh Xuân Thu của tiền nhân. Học trò
của ông hơn 3000 người.
Luận ngữ: Khổng Tử cùng các môn đệ đi
chu du khắp nước, khi đi qua nước Trần, nước
Sái bị dân chúng địa phương ngờ là giặc
cướp, kéo đến vây bức xuýt thiệt mạng.
Xem Khóc Lân., Kinh Lân.
Khuất Nguyên:
- Nhà thơ yêu nước của nước Sở thời Chiến Quốc.
ông sáng tác nhiều bài Sở từ nổi tiếng. Trong
đó có thiên "Ly Tao" là tuyệt
tác. Sau can vua không được, ông trầm nình ở
sông Mịch La mà chết.
Xem Đoan ngọ.
Khúc biệt hạc:
- Chàng mục tử ở Thương Lăng lấy vợ, 5 năm không
có con, cha mẹ định lấy vợ khác cho. Người vợ
nghe tin. Đương đêm khóc lóc. Mục Tử cảm động
làm ra khúc hát Biệt hạc.
Khúc Giang Công:
- Tức Trương Cửu Linh, là hiền tướng đời
Đường, người đời vẫn tôn xưng là Khúc Giang
Công mà không ai nở gọi tên tục của ông. ông
từng tiến vua sách "Thiên thu kim giám
lục" được nhà vua khen thưởng. Sau ông
bị tên Lý Lâm Phủ gièm pha. Để giữ mình, ông
bỏ tước vị về nhà... Thiên hạ tiếc mãi cho
đức tài của ông.
Khúc Nam Huân:
- Tên khúc hát tương truyền của vua Thuấn đặt ra,
có lời rằng: "Gió nam mát mẻ chừ, có thể
giải cơn gió nóng của dân ta. Gió nam đúng thời
chừ, làm cho dân ta giàu có."
Khúc Phượng Cầu Hoàng: Khúc hát do Tư
Mã Tương Như soạn ra.
Khúc trùng thanh dạ:
- Tức khúc "Thanh dạ du" (Chơi trong đêm
thanh), một khúc hát do Tùy Dạng Đế đặt ra cho
cung nữ hát.
Khúc trùng: Hát lại khúc hát.
Khuynh thành: Làm nghiêng đổ thành
trì, từ dùng chỉ sức mạnh của sắc đẹp phụ nữ.
- Lý Diên Niên đời Hán: "Bắc phương hữu
giai nhân, tuyệt thế phi độc lập, Nhất cố khuynh
nhân thành, tái cố khuynh nhân quốc"
(Phương Bắc có người đẹp, trên đời chỉ có
một mình nàng. Nhìn một lần làm nghiêng đổ
thành người, nhìn lần nữa làm nghiêng đổ nước
người).
Kiều:
Một hai nghiêng nước nghiêng thành.
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai. Cung
oán ngâm khúc:
Hồng lâu còn khóa then sương.
Thâm khuê còn rấm mùi hương khuynh thành.
Khương Tử Nha: Tức Thái công, danh
thần nhà Chu.
- Sử ký: ông người Đông Hải, vốn họ
Khương tên Thượng, tự Tử Nha. Tổ tiên ông có
công, được phong đất ở Lã nên lấy tên đất
phong làm họ, gọi là Lã Thượng. ông sống cuộc
đời cùng khốn cho đến già, hơn 70 tuổi vẫn
phải đi câu cá để sinh sống. Chu Văn Vương sửa
soạn đi săn, cho người bói một quẻ, quẻ bói
rằng: "Sở hoạch phi long, phi ly, phi hổ, phi
bi, sở hoạch bá vương chi phụ." (Con săn
được không phải là con rồng, con Ly, cũng không
phải là con hổ con gấu. Con săn được là con
giúp nên nghiệp bá vương).Thế là văn Vương đi
săn về phía đông và gặp Lã Vọng câu cá ở
phía Bắc sông Vị. Cùng nói chuyện với ông, Văn
Vương lấy làm hợp ý lắm, nói: "Tự ngô
tiên quân Thái công viết: Dương hữu thánh nhân
thích Chu, Chu dĩ hưng, tử chân thị đa ! Ngô
Thái công vọng, tử cữu hỉ" (Từ Thái
Công tiên quân của ta đã có nói: Thiện có
thánh nhân đến giúp nhà Chu, nhà Chu sẽ hưng
thịnh, chính ngài là thánh nhân đó chăng ? Vua
cha ta trông mong ngài đã lâu lắm rồi đó).
Vì vậy mới đặt tên hiệu cho ông là Thái Công
Vọng (Người vua cha trông mong). Văn Vương mời
Lã Vọng ngồi sau, rước về kinh tôn làm thầy. Lã
Vọng giúp Văn Vương và con là Vũ Vương dựng
nên nghiệp lớn nhà Chu. Vũ Vương phong ông là
Sư Thượng Phụ (Bậc thầy kính trọng ngang cha).
Vũ Vương diệt Trụ, lấy được thiên hạ, phong
đất Doanh Châu nước Tề cho ông.
Tương truyền ông có soạn bộ binh thư là Lục
thao gồm 6 quyển.
Bạch Vân quốc âm thi tập:
Kìa kìa Lã Vọng câu bàn thạch"
Nọ nọ Nghiêm
Quang náu phủ xuân. Xem Thao lược, Nghiêm Quang, Tử Lăng.