Gác Đằng Vương:
- Gác Đằng Vương do Đằng Vương Nguyên Anh cho
xây dựng trên sông Chương Giang. Xem Duyên Đằng gió
đưa.
Giấc bướm: Giấc
mộng hóa bướm, Xem Hồ
điệp mộng.
Gác Đường vẽ
mặt:
- Tích vua Thái Tông nhà Đường dựng gác
Lăng Yên vẽ tượng những bầy tôi công
thần (Lăng Yên là Lăng cao vượt từng mây
khói.).
Gấu Vũ Uyên:
- Loại Tụ : Vua Tấn ốm, chiêm bao thấy
con gấu chạy vào cửa sổ. Hàn Tuyên Tử
hỏi Tử Sản, Tử Sản nói: "Đời xưa
vua Nghiêu giết ông Cổn ở Vũ Sơn, hồn
thiêng của ông Cổn hóa ra con gấu vàng
vào ở Vũ Uyên, đời sau tam đại vẫn cúng
tế. Nước Tấn từ khi làm minh chủ, chừng
chưa cúng tế phải không ?"
Gậy rút đất: Xem
Phí Trường
Phòng.
Gói trong da
ngựa: Từ chữ: Khỏa ư mã cách. ý
nói chết nơi chiến trường.
- Lấy ý từ câu nói của Mã Viện đời Hán:
Làm trai phải đánh Đông dẹp Bắc, dẫu
chết ở chiến trường lấy da ngựa bọc thây
cũng cam lòng." (Hậu hán thư).
Gót lân: Do
chữ "Lân chỉ": Ngón chân con lân.
- Lân là loài thú không ăn sinh vật, không
dẫm lên cỏ xanh, người xưa cho là loài
nhân thú, tượng trưng cho đức tính nhân
hậu, chỉ người con cháu có tài đức.
Kinh thi có thơ: "Lân chỉ"
khen ngợi những người con hay cháu tốt, có
tài có đức: "Lân chi chỉ, chấn
chấn công tử, vu vu lân hề."
(Những công tử độ lượng của chúa công
đều giống như ngón chân con kỳ lân. ôi,
đúng thật là con kỳ lân).
Thơ Vương Dung (Nam Tề): "Tộc mậu
lân chỉ tông cố bàn thạch" (Thân
thuộc đẹp tốt như ngón chân lân, dòng
họ vững bền như bàn thạch).
Gốc Tử: Gốc
cây Tử, chỉ cha mẹ.
- Kinh thi: "Duy tang dữ tử, tất
cung kính chỉ" (Kìa cây dâu với
cây tử là cây do cha mẹ trồng cho con nên
nhớ đến nó mà sinh lòng cung kính).
Người sau nhân đó mà gọi quê hương,
nơi cha mẹ ở là tang tử.
"Gốc tử đã vừa người ôm"
ý nói cha mẹ đã già.
Kiều:
Sân lai
cách mấy nắng mưa.
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
Gối cuốc kêu:
- Chu Liêm Khê đời Tống có một cái gối,
hễ nằm vào ngũ thì nghe thấy tiếng Cuốc
kêu nên gọi là "Gối Cuốc kêu.
Xem thêm Đỗ
Quyên.
Gối du tiên: Từ
chữ: "Du tiên chẩm"
- Khai thiên di sự: Nước Quy Tư có
dâng vua một chiếc gối rất kỳ lạ, Khi gối
ngũ thì chiêm bao thấy mình được đi
chơi khắp cõi tiên. Vua Đường Minh Hoàng
đặt tên gối là "Du tiên chẩm".
Gối Hàm Đan:
(Đang) gội đầu
(thì) vấn tóc: Chỉ việc trọng người
hiền.
- Chu Công đương gội đầu liền quấn tóc
lại để tiếp người hiền.
Gửi mai:
Từ chữ: "Ký mai" là chữ trong
truyện Lục Khải chỉ việc gửi cành mai thay cho
phong thư.
Gương ly loan:
- Vua nước Kế Tân có một con Loan muốn cho nó kêu,
phu nhân bảo: Nghe nói Loan thấy đồng loại nó
mới kêu, bèn đặt cái gương cho nó soi thì nó
kêu ngay.
Gương Nga: Chỉ mặt trăng, Nga tức Hằng
Nga.Xem Chị Hằng.
Gương vỡ lại lành:
- Nói việc nối lại được tình xưa nghĩa cũ, tình
nghĩa vợ chồng đã tan nay lại họp.
Bản sự thi: Từ Đức Ngôn có yêu công chúa
Nhạc Xương. Gặp buổi nước Trần suy loạn. Từ
Đức Ngôn nói với công chúa rằng: Cứ như tài
sắc tuyệt thế của nàng mà lại gặp khi nước nah2
nghiêng đổ tất là phải vào chốn quyền hào,
hoặc may còn hy vọng gặp lại nhau thì nên có vật
gì để sau này làm tin." Nói xong liền lấy
cái gương đập vỡ ra làm hai mãnh, mỗi người
giữ một nữa, hẹn rằng năm sau ngày rằm tháng
giêng đem ra bán ở chợ kinh đô. Nước Trần bị
diệt, quả công chúa phải vào hầu nhà Dương Tố.
Đức Ngôn năm sau y hẹn lên kinh, tìm đến chợ
thấy một người gái hầu đem bán một mãnh gương
vỡ. Từ bèn lấy nữa mãnh gương của mình đem
hợp lại thì thấy đúng vừa vặn như nguyên, mới
đề bài thơ: "Kinh dữ nhân câu khứ,
kính quy nhân vị quy,
Vô phục hằng nga ảnh,
Không lưu minh nguyệt huy." (Gương với
người đều đi, gương đã về còn người chưa
về, không làm nguyên lại được, bóng hằng nga
chỉ còn lưu xuông lại ánh sáng mặt trăng).
Công chúa được thư, khóc lóc thảm thiết, suốt
ngày không ăn uống gì. Dương Tố biết chuyện
bèn cho mời Ngôn đến, đưa công chúa trả lại
cho vợ chồng đoàn tụ.
Ghép liễu: Chỉ việc Tôn Kính đời Hán
ghép lá Liễu lại viết sách mà học.
Gió nữ mưa ngâu: Nói chuyện Ngưu Lang,
Chức nữự. Xem Chức Nữ.
Gió núi Mã Dương: Chỉ công việc
được thuận lợi.
- Vương Bột đời Đường theo cha đi làm quan, đậu
thuyền ở núi Mã Dương, mộng thấy vua thủy phủ
giúp cho một trận gió. Hôm sau, quả nhiên có gió
thuận, thuyền đến Nam Xương. Xem Duyên Đằng gió
đưa
Giọt châu: Từ chữ: "Châu
Lệ". Xem Châu lệ.
Ghềnh Thái:
- Điển Lý Bạch, thi nhân đời Đường, khi đi
thuyền đến sông Thái Thạch thì nhận thấy bóng
trăng in trong lòng sông bèn nhẩy ôm bóng trăng
rồi có con cá kình đến rước đi mất/
Gia Cát:
- Gia Cát Lượng, người đất Dương Đô quận Lang
Nha đời Thục Hán (Tam Quốc), tự Khổng Minh, mồ
côi từ thuở bé, tị nạn sang Kinh Châu rồi đến
ở đất Nam Dương thuộc vùng Long Trung, chổ ở có
trái núi Ngọa Long cương, nhân thế tự gọi là
Ngọa Long tiên sinh, tự mình cày ruộng, thích làm
ca từ theo khúc "Lương Phủ Ngâm".
Khi Lưu Bị ở Tân Dã, có đến Tư Mã Đức Tháo
bàn việc thiên hạ. Tháo có nói: "Bọn nho
sinh đời nay chỉ là một phường tục sĩ, hạng
tuấn kiệt chỉ có hai người, đó là Phục Long và
Phụng Sồ. Phục Long tức Gia Cát Khổng Minh, Phụng
Sồ tức Bàng Thống tự Sỹ Nguyên." Lưu Bị 3
lần thân đến Long Trung mời Khổng Minh ra giúp,
tôn ông làm quân sư.
Khổng Minh đã giúp Lưu Bị đánh bại Tào Tháo ở
Xích Bích, lấy Kinh Châu, định ích Châu, Hán
Trung, dựng nước ở đất Thục, cùng với Ngụy ở
phía Bắc, Ngô ở phía Tây làm thành thế chân
vạc. Lưu Bị lên ngôi hoàng đế, Khổng Minh giữ
chức Thừa Tướng, một lòng khôi phục lại cơ
nghiệp nhà Hán. Phía Đông hòa Tôn Quyền, phía
Nam bình Mạnh Hoạch. Nhưng đến năm 54 tuổi, ông
mất mà vẫn không trung hưng được nhà Hán,
nước vẫn ở thế chân vạc chia 3. (Theo Thông Chí,
Tam quốc chí, Thục Gia Cát Lượng truyện).
Giản nước Tề - 3
phen đề thí vua:
- Thông chí: Thôi Trữ là đại phu
nước Tề thời Xuân Thu, có vợ là nàng
Đường Khương tuyệt đẹp. Tề Trang công
thường hay lén lút đi lại với nàng. Thôi
Trữ ghét Tề Trang công dâm loạn bèn thừa
cơ giết hắn, lập Cảnh Công lên làm vua
rồi tự mình làm tướng quốc. Thôi Trữ
truyền cho quan Thái sử Bá chép là Tề
Trang Công bị bệnh sốt rét mà chết. Thái
sử Bá chép rằng: "Ngày ất hợi, tháng
5, mùa hạ, Thôi trữ giết vua là Quang (tên
Tề Trang Công)." Thôi trữ nổi giận
giết Thái Sử Bá. Thái Sử Bá có 3 người
em là Trọng, Thúc, Quý. Trọng thay anh làm
Thái Sử. Cứ chép như cũ. Thôi Trữ lại
giết đi. Đến lượt Thúc cũng vậy. Đến
lượt Quý cũng vẫn chép đúng như vậy.
Thôi Trữ cầm lấy cái thẻ mà bảo Quý
rằng: "3 anh mày đều chết cả, nay nếu
mày chịu chép khác đi thì ta sẽ tha chết
cho" Quý nói: "Chép đúng sự thật
là chức phận người làm sử. Nếu làm trái
chức phận mà sống thì thà chết còn
hơn." Thôi Trữ thở dài, ném cái thẻ
đưa trả Quý. Nam sử thị nghe biết chuyện
nói: "Anh em quan Thái sử đều chết
cả, sợ bỏ mất cái việc ngày ất Hợi mới
rồi, nay ta đem thẻ này đến để
chép.". Nhưng khi đến nơi thấy Quý
đã chép rồi mới ra về.
Giang Hán: Sông
Thiên Hà hoặc Ngân Hán.
- Đỗ Phủ: "An đắc tráng sĩ văn
thiên hà, tịnh tầy giáp binh trường bất
dụng" (Làm sao có được bậc tráng
sĩ kéo sông Thiên Hà xuống, rữa sạch vũ
khí mãi mãi không dùng đến).
Giáng Phi cổi
ngọc:
- Hai nàng tiên Giáng Phi chơi ở trên sông
gặp Trịnh Giao Phủ, cởi ngọc minh châu mà
tặng cho. Trịnh nhận được ngọc đi được
mấy chục bước thì ngọc không còn nữa mà
hai nàng tiên kia cũng biến mất.
Giao Tử được
ngọc: Xem Giáng phi cổi
ngọc.
Giao Tử: Phù
Giao Tử, hiệu của Trần Đoàn. Xem ông Đoàn trốn
khách.
Giặc, Bình:
- Tên 2 vườn của vua Hán Vũ Đế làm tại
Côn Minh Trì là Giặc Đường và Bình
Tuyền.
- Về mục lục G
Giấc Hoè: Giấc
mộng ở nước Hoè An, đây chỉ giấc ngũ.
- Dị Văn lục: Mé nam nhà Thuần Vu
Phần có cây Hoè to, họ Thuần thường ngồi
uống rượu dưới gốc cây Hoè đó. Có một
lần uống say, Thuần Vu Phần về nhà nghĩ,
nằm mộng thấy 2 sứ giả đến nói:
"Hoè An quốc vương sai tiểu thần mời
ngài lên xe đi đến nước Hoè An."
Thế rồi 3 người lên xe, nhắm phía cây
Hoè mà ruỗi đến. Đến nơi, vào một cửa
thành lớn màu đò, trên có chữ đề:
"Đại Hoè An Quốc". Vua gã công
chúa cho, phong Vu Phần làm thái thú quận
Nam Kha. Bấy giờ, họ Vu thật cực kỳ giàu
sang, vinh hiển. Khi tỉnh dậy, tìm đến gốc
cây hoè thì chỉ có một hang tổ kiến,
trong hang có một con to hơn cả đầu đỏ,
cánh trắng. Vu Phần mới ngẫm ra: Đó là
nước Hoè An và vua của nước ấy. Còn
trên một cái hang ở tận trong cùng, về
phía nam cây hoè, có một cành là rườm
rà mới biết đó là quận Nam Kha (Cành cây
mé nam). Do đó, dùng "Giấc
hoè", "Giấc Nam Kha" để
nói công danh phú quý là hư ảo, đời
người ngắn ngũi như một giấc mộng.
Giấc mai: Chỉ
giấc ngũ. Xem Hồn
Mai.
Giấc mộng
hươu:
- Liệt tử: Một người nước Trịnh
giết được một con hươu, bèn lấy lá
chuối đậy lại rồi bỏ đi kiếm củi. Khi
trở về quên mất chỗ, lại cho mình nằm mơ
bắt được hươu. Tích này nói rằng đời
người chẳng qua chỉ là giấc mộng mà
thôi. (Có người gọi là "Giấc mộng
đời", "Giấc mộng thanh").
Giấc mơ Tần:
- Nói chuyện Thẩm A Chi nằm mơ thấy Tần Mục
Công gã Lộng Ngọc cho mình.
Xem Lộng
Ngọc.
Giấc Nam Kha: Xem
Giấc Hoè.
Giấy sương:
- Do chữ "Lý sương", ý nói việc
đời không phải tự nhiên đến, có căn do
nên phàm việc gì cũng phải biết đề
phòng lo liệu từ khi việc chưa đến.
Giấy Tiết Đào:
- Tiết Đào đời Đường là một danh kỹ
đất Thục, hay làm những bài thơ ngắn, vì
tiếc giấy nên cắt hẹp lại. Từ đấy,
những tài tử trong Thục lấy thế làm tiện,
cũng cắt những tờ giấy nhỏ để viết thư,
gọi là giấy Tiết Đào.
Gieo thoi:
- Ném con thoi, chỉ việc người con gái phải
giữ gìn để bảo toàn tiết hạnh.
Tấn Thư: Tạ Côn đời Tấn, hàng xóm
có người con gái họ Cao, nhan sắc xinh
đẹp. Côn thường hay trêu cô ta. Có lần
cô lấy con thoi ném làm Côn gẩy mất 2 cái
răng.
Thơ Tô Thức: "Đầu thoa mỗi
khốn đôn lân nữ."
(Cứ khổ vì người con gái hàng xóm gieo
thoi).
Giếng cúc: Tức
chữ "Cúc Tĩnh"
- Sách Phong tục thông chép ở huyện Ly, đất
Nam Dương có suối Cam Cốc. Nước suối Cam
Cốc thấm chảy quanh vùng ấy. Người uống
nước ấy được sống lâu nên có danh là Cúc
Tĩnh.
Giọt hồng: Do
chữ "Hồng lệ: Nước mắt đỏ như máu,
chỉ nước mắt.
- Thập di ký: Nàng Tiết Linh Vân có
cha làm chức Đình Trương, nhà rất nghèo,
dung mạo tuyệt thế. Nhân lúc Ngụy Vân Đế
tuyển cung nữ, viên quan trú quận Thường
Sơn liền bỏ nghìn vàng để làm lễ rước
nàng dâng Văn Đế. Linh Vân biết sắp phải
xa cha mẹ, sùi sụt khóc mấy giờ liền,
nước mắt thấm đầy áo. Đến khi nàng lên
xe vào cung, người ta lấy ống nhổ ngọc
hứng nước mắt, đến kinh thấy nước mắt
đông lại đỏ như máu.
Giọt hồng băng:
Tức Giọt hồng. Xem Giọt hồng.
Giọt Tương: Xem
Mạch Tương.