Sa Tắc (cảng) :
- Tên một con kênh cũ ở huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
Đến đời Lê bị cát lấp nên gọi là Sa Tắc.
Sách Văn Công :
- Sách Gia Lễ của Chu Văn Công, tức Chu Hy đời
Tống quy định nghi lễ tang ma, cưới xin.
Sái nữ :
- Nàng Sái Diệm, con gái Sái Ưng đời Hán, có văn
tài và hiểu âm luật, nàng đã làm ra 18 khúc
hát Hồ già.
Sái Thuận :
- Người làng Liễu Lâm, huyện Siêu Loại (Thuận
Thành, Bắc Ninh), đỗ Tấn sĩ năm Hồng Đức thứ
6, làm quan hơn 20 năm, sau ra làm Tham Chính Hải
Dương. Tập thơ "Lã Đường" của
ông do con trai là Sái Khắc và học trò là Đỗ
Chính Mô sưu tập lại.
Sài Sơn (chùa) :
- Tức chùa thầy ở huyện Quốc Oai tỉnh Sơn Tây, nay
thuộc ngoại thành Hà Nội, tương truyền là nơi
tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh đời Lý.
Sào Do : Tức Sào
Phủ và Hứa Do.
- Là hai hiền sĩ đời vua Nghiêu, vua Nghiêu muốn
nhuờng ngôi cho, cả hai đều từ chối và sống ẩn
dật nơi dân dã.
Sào Phủ :
- Người đời Thượng cổ. Vua Nghiêu nhường thiên
hạ cho, ông không nhận lui về cùng Hứa Do ẩn ở
núi Cơ Sơn, lấy ngọn cây làm chổ ở nên gọi là
Sào Phủ (Sao sỹ truyện, Sử ký).
Thơ Tiết Cứ (Đường) : Thượng tưởng
Văn Vương hóa, do tư Sào Phủ hiên" (Còn
nghe đến sự giáo hóa của Văn Vương, như nhớ
đức hiền của Sào Phủ).
Bạch Vân Quốc ngữ :
Của Thạch Sùng nào của ấy.
Danh Sào Phủ há danh không.
Sân Phong : Xem Phong thu.
Sân Trình : Sân nhà họ Trình, chỉ
trường học nhà Nho
- Họ Trình tức anh em Trình Hạo và Trình Di là
những danh nho và là học trò Chu Đôn Di , nhà Triết
học dựng nền Lý học đời Tống. Trình Hạo tự Bá
Thuần và em là Trình Di tự Chính Thúc, hiệu Y
Xuyên, người Lạc Dương. Trình Hạo chủ về
đường cùng Lý, tìm hiểu thấu đáo mọi lẽ, chú
các sách Nho Gia và Lục Kinh. Còn Trình Di suốt
đời lấy chữ "Thành" làm gốc, chủ
lấy việc hiểu các lẽ đến cùng, lo trước tác
và chú thích kinh truyện, mở trường dạy học trò
rất đông. (Tục Thông Chí, quyển 542).
Lục Vân Tiên : Tháng ngày bao quản sân
Trình lao đao.
Sông vàng hai trận :
- Nói việc Quan Vân Trường hai lần xuất trận chém
Nhan Lương và Văn Xú ở sông Hoàng Hà (Sông
vàng) để tạ ơn Tào Tháo mà về với Lưu Bị.
Xem Quan Hầu, Núi đất ba lời.
Sở Vương :
- Sở Bá Vương Hạng Võ cuối đời Tần. Hạng Võ khoẻ, giỏi võ
và có lực lượng mạnh nhưng cuối cùng thất bại.
Sánh Phượng : Sánh với chim Phượng
Hoàng, ý nói có người chồng xứng đáng.
- Tả Truyện : Xưa kia, họ ý Thị làm quan
đại phu nước Trần, muốn gã con gái cho Kính
Trọng bèn bói một quẻ. Vợ ý Thị xem quẻ bói và
đoán rằng : "Cát thị vị phượng hoàng vu
phi, hòa mình tương tương, hữu quý chi hậu,
tương dục vu Khương, ngũ thế kỳ xương, tịnh vu
chính khanh, bát thế chi hậu, mạc chi dự
kinh." (Tốt, đó là quẻ chim Phượng, chim
Hoàng cùng bay, tiếng hát nghe vang vang, con cháu
họ Quỳ (Họ Kính Trọng, tức họ vua nước Trần)
sẽ được nuôi dạy trong nhà họ Khương (họ vua
nước Tề) năm đời thịnh vượng, đều ở hàng
quan khanh, trải 8 đời không ai hơn được cả.)
Sáu lễ : Lục lễ, chỉ 6 lễ trong cưới
xin thời xưa.
- Sáu lễ này là : Nạp thái (lễ dạm hỏi), vấn
danh (hỏi tên tuổi), nạp cát (đưa
điềm tốt), nạp trưng (đưa sính lễ), thỉnh
kỳ (Xin ngày cưới), thân nghinh (đón
dâu).
Nghi lễ : Nạp thái dung nhạn"
(Dùng chim nhạn làm lễ nạp thái).
Lời Sớ nói : Hôn lễ có 6, 5 lễ dùng chim nhạn
là : Nạp thái, vấn danh, nạp cát, thỉnh kỳ, thân
nghinh. Chỉ có lễ nạp trưng là không dùng chim
nhạn.
Sáu nẽo luân hồi : Do chữ "Lục
đạo luân hồi", chữ của nhà Phật.
- Chúng sinh mỗi người tùy theo cái nghiệp của
mình mà luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác theo
6 nẽo là : Thiên đạo, nhân đạo, A Tu la, súc
sinh, ngạ quỷ, địa ngục. Địa ngục dành cho
những kẻ đại ác, phải chịu rất nhiều đau khổ.
Ngạ quỷ là nơi phải bị đói khát, súc sinh ở
đây phải bị hành hạ, cấu xé. 3 nẻo này gọi là
3 nẻo ác, còn lại 3 nẻo thiện được hưởng sung
sướng nhưng vẫn phải chịu khổ.
Săn hươu : Chỉ việc giành thiên hạ.
Xem Đuổi hươu.
Sân Lai : Sân nhà lão Lai Tử, chỉ nhà
cha mẹ.
- Hiếu tử truyện : Lão Lai Tử thờ cha mẹ rất
có hiếu. Năm 70 tuổi ông vẫn còn bày trò chơi
trẻ con : Bận áo 5 sắc màu sặc sỡ nhảy múa
trước sân rồi vờ ngã, khóc như trẻ con để mua
vui cho cha mẹ.
Sân Hoè : Sân có trồng cây Hoè, chỉ
nhà có con cái hiển đạt.
- Tống sử : Vương Hộ đời Tống, văn chương
nổi tiếng một thời, ông tự tay trồng 3 cây Hoè
ở s6n nhà và nói : "Con cháu ta tất có
người làm đến tam công, 3 cây hoè này nêu chí
của ta." Vềứ sau, người con thứ của ông
là Vương Đáo làm quan đến chức Tể tướng.
Thiên hạ gọi là "Tam hoè vương thị"
(3 cây hoè nhà họ Vương).
Nhân đó, người ta cũng dùng chữ này để chỉ
nhà có con cái hiển đạt.
Sen vàng : Từ chữ Kim Liên, chỉ
gót chân, bước chân của người đẹp.
- Nam Sử : Đông Hôn Hầu có người vợ yêu
là Phạm Phi. Hầu cho người lấy vàng đúc thành
hoa sen mà lát xuống nền nhà rồi bảo Phạm Phi đi
lên trên. Hầu bảo : "Bộ bộ sinh liên hoa
giã" (Mỗi bước nở ra một hoa sen).
Sỹ nhã : Tên tự của Tổ Địch.
Sĩ Trĩ : Tức Tổ Địch đời Tống.
- Bấy giờ, nữa Trung Quốc từ sông Trường Giang trở
lên bị giặc Hung Nô chiếm. Căm thù giặc, ông xin
vua cầm quân đi đánh. Khi tới giữa dòng sông,
ông gõ mái chèo mà thề rằng : "Chuyến đi
này nếu không diệt được giặc thì không về qua
dòng sông này nữa."
Xem Tổ Địch, Lưu Côn, Tổ
Địch, Người
Địch chống chèo.
Song đường : Chỉ cha mẹ.
Song ngư (núi) :
- Núi Song Ngư ở cửa Hội, giữa huyện Nghi Lộc và
Nghi Xuân tỉnh Nghệ Tĩnh. Hai ngọn núi cao sừng
sững hai bên cửa Hội, trông như hai con cá lớn
bơi trên sóng cả.
Sông Tuy giải Hán Cao : Nói việc Hán
Cao Tổ được giải vây ở sông Tuy Thủy.
- Hán Thư : Hán Cao Tổ đem hết quân ở Quang
Trung, tập hợp tất cả binh sĩ Hà Nam, Hà Đông,
Hà Nội đi xuống phía Nam xuôi dòng sông Giang
sông Hán đánh quân Sở. Hạng Vũ nghe tin đem
quân rời bỏ đất Tề qua đất Lỗ, ra khỏi Hồ
Lăng, đến huyện Tiêu đánh nhau một trận lớn
với quân Hán ở phía đông Linh Binh thuộc Bành
Thành trên sông Tuy Thủy, phá tan quân Hán. Quân
Hán chết nhiều, dòng sông Tuy Thủy bị nghẽn lại
không chảy được. Hạng Vũ vây Hán Cao Tổ 3 vòng
liền. Đúng lúc nguy cấp, có trận gió cực to
thổi từ phía tây Bắc tới, cây đổ, nhà tốc
mái, cát bay mịt mù. Ban ngày mà trời tối sầm
lại, quân Sở rối loạn. Hán Cao Tổ nhờ thế mới
cùng mấy mươi quân kỵ trốn thoát.
Sở Liêu : Xem Nằm
giá.
Sơn Trung Tể Tướng : Tức Đào Hoằng
Cảnh. Xem Họ
Đào Tể tướng Sơn trung.
Suối vàng : Do chữ "Hoàng
Tuyền"
- Hoàng Tuyền là con suối trong lòng đất, mà đất
nói về màu sắc theo hệ thống quy loại của ngũ
kinh thì thuộc màu vàng nên từ "Suối
vàng" dùng chỉ âm phủ.
Hán Thư : Nói về màu sắc, thì vàng là
màu thịnh hơn cả. Vì lẽ ấy nên khí dương hun
đúc ở chổ suối vàng mà vạn vật nẩy mầm, sinh
sôi và nẩy nở. Màu vàng là nguyên khí của trời
đất.
Kiều :
Gọi là gặp gỡ giữa đường.
Họa là người dưới suối vàng biết cho..
Sư Hùng : Triệu Sư Hùng. Xem Hồn mai.
Sư Khoáng :
- Nhạc sư nước Tấn thời Xuân Thu, tự Tử Dã, có
thể nghe thanh âm mà biết điều lành dữ.
Tả Truyện : Ngày Bính Dần, quân nước Tề
đang đêm rút lui, Sư Khoáng báo cho Tấn Hầu
rằng : "Giống quạ và những giống chim khác
kêu tiếng nghe vui, chắc là quân Tề đã rút
lui." Quả như vậy.
Sư Miện :
- Nhạc sư nổi tiếng đạo đức đời Chu, mắt bị
mù. Khổng Tử dìu ông đi, gặp bậc thềm thì hô
"Thềm đây", đến chiếu thì hô
"Chiếu đây" cho ông biết.
Sư tử Hà Đông : Chỉ người đàn bà
ghen, hung dữ. Xem Hàm sư
tử.
Sư tử hống :
- Tiếng gầm của Sư tử, đây là tiếng của nhà
Phật dùng để nói uy nghiêm của Phật tổ, nói
giọng thuyết pháp của Phật âm thanh chấn động
như sư tử gầm.
Sử xanh : Do chữ "Thanh sử".
- Thời xưa, khi chưa chế ra giấy, người ta dùng
các thanh tre xanh (Thanh giản) đem nướng khô mà
vẫn giữ được màu xanh của cật rồi dùng bút dao
(Bút sắc nhọn như dao) ghi chép sử trên đó nên
gọi là Sử xanh.
Thơ Lưu Trường Khanh : Công danh mãn thanh sử
(Công danh đầy sử xanh).
Kiều :
Cảo thơm lần giỡ trước đèn.
Phong tình cổ lục còn đầy sử xanh..
Sửa mũ dưới đào :
- Do chữ "Lý hạ bất chỉnh quan"
(Dưới cội mận chớ nên sửa mũ) vì phòng sự
hiềm nghi bẻ trộm mận.
Sừng ngựa hẹn quy kỳ : Bao giờ ngựa
mọc sừng mới hẹn ngày cho về nước.
- Phong tục thông nghĩa : Thái tử Đan nước
Yên làm con tin ở Tần muốn về nước, xin với vua
Tần, vua Tần nói : "ô đầu bạch, mã sinh
giác, nãi hứa nhĩ" (Bao giờ đầu quạ
trắng ra, ngựa mọc sừng mới hẹn cho về.)
Sỹ Nguyên : Tên tự của Bàng Thống. Xem Rồng Phụng Kinh Châu.
Sỹ Hành : Tên tự của Đào Khản. Xem Họ Đào vận bịch.