Phạm Lãi :
- Tướng tài, đã giúp Việt Vương câu Tiễn diệt
Ngô dựng nước Việt.
Xem Đào Công,
Tây Thi.
Phán sự đền Tản Viên : Xem Tử Văn đốt đền.
Phần, Du :
- Tên hai loại cây thường trồng ở làng quê Trung
Quốc. Người ta dùng từ này để chỉ quê hương.
Phần Lão :
- Phan Đại Lâm đời Tống, tự là Phần Lão. Đêm
mưa làm thơ, có người đến thúc thuế, cụt hứng
phải bỏ dỡ.
Phận tóc da :
- Nói phận làm con phải biết giữ gìn thân thể do
khí huyết cha mẹ bẩm sinh ra.
Hiếu kính : "Thân thể phát phu, thụ
chi phụ mẫu, bất cảm hủy thương, hiếu chí thủy
giã." (Thân thể tóc da bẩm thụ ở cha mẹ,
kgông dám làm hủy hoại, tổn thương, đó là sự
bắt đầu của đạo hiếu.)
"Cố sự thành ngữ khảo" cũng nói : "Chí
nhược phát phu, bất khả hủy thương, Tăng Tử
thường dĩ thủ thân vi đại" (Đến như
cả tóc da không thể hủy thương, Tăng Tử thường
lấy việc giữ mình làm trọng).
Phật Đồ Trừng :
- ông là người ấn Độ, đến Trung Quốc vào năm
Vĩnh Gia thứ 4 (310). Rất được nhà vua sùng
vọng, cho cùng thăng điện khi lâm triều. Phật
Đồ Trừng có phép lấy bút nuớc vẽ bùa đọc
chú, trong bát nở ra hoa sen chói lọi.
Phật Biểu họ Hàn :
- Hàn Dũ dâng biểu can vua việc đón xương Phật,
bài biểu có đoạn : "Tự Hoàng đế cho
đến vua Vũ, vua Thang, vua Văn đều hưởng thọ
lâu dài, trăm họ yên vui mà thuở ấy chưa có
Phật vậy. Đến đời Minh Đế nhà Hán mới có
Phật pháp mà về sau cứ loạn lạc mãi. Các vua
trị vì chẳng được bao lâu. Nhà Tống, nhà Tề,
nhà Lương, nhà Trần cùng Nguyên Ngụy thờ Phật
càng ngày càng thêm kính cẩn thế mà viên đại
rất chóng. Duy vua Vũ Đế nhà Lương ở ngôi
được 48 năm, 3 kỳ xả thân đi làm tăng, sau bị
Hầu Cảnh bức phải chết đói : Thờ Phật, cầu
phúc mà lại phải vạ. Lấy đó mà xem, thì Phật
không nên tin cũng khá biết vậy."
Phật Tích Sơn : Dấu vết Phật để lại.
- Nước ta có 2 ngọn núi mang tên Phật Tích, một ở
Tiên Sơn, Hà Bắc, một ở Quốc Oai, Hà nội, đều
có thờ Phật. Các thi nhân xưa hay làm thơ vịnh
núi Phật Tích ở Quốc Oai.
Phi Lai Giang : Tên sông ở xã Phi Lai,
Huyện Nga Sơn, Thanh Hóa.
Phi Liêm : Thần gió.
- Theo Hán Thư, năm Nguyên phong thứ 2 (109 trước
Công nguyên), mùa đông tháng 10, nhà Hán dựng
Thông Thiền Đài ở Cam Tuyền, Phi Liêm Quán ở
Trường Sa.
Ung Thiệu chú : Phi Liêm là loài chim thần
có thể gọi gió đến. Năm Vĩnh Linh thứ 5 (62),
Hán Minh Đế đến Trường Sa đón nhận con Phi
Liêm và con ngựa đồng đặt ở ngoài cửa Thượng
Tây Môn. Phi Liêm thân Hươu, đầu chim Tước, có
sừng, đuôi Rắn, vằn như vằn Báo.
Phí Trường Phòng :
- Người đất Nhữ Nam đời Đông Hán, từng làm
chức quan coi chợ. Trong chợ có quán ông lão bán
thuốc, đầu quán treo một cái bầu và khi chợ tan
thì ông ta chui vào trong cái bầu ấy. Người trong
chợ không ai biết cả, duy có Phí Trường Phòng
trên lầu cao nhìn thấy, lấy làm lạ bèn tìm đến
quán ông lão. ông lão biết ý dặn Phòng đến,
ông lão mời Phòng vào trong bầu, thấy trong đó
có ngọc đường tráng lệ, có rượu ngọt, đồ
nhắm. Hai người cùng đánh chén say sưa. (Hậu
Hán Thư, Phí Trường Phòng truyện).
Phí Trường Phòng theo thầy vào rừng sâu học
đạo, không học được bèn xin từ tạ ra về. Thầy
trao cho Phòng chiếc gậy trúc bảo cưỡi lên mây
mà về, trong chốc lát Phòng đã đến nhà.
Xem Ngày
tháng trong bầu.
Phiếu Mẫu :
- Phiếu mẫu nghĩa là bà lão đập vải, Văn
học dùng từ này để chỉ người có lòng tốt
giúp người không cần trả ơn.
Sử ký : Hàn Tín
người huyện Hoài âm, khi còn hàn vi thường ăn
nhờ nhà người khác. Một hôm, Tín câu cá ở
dưới thành, trong số những bà lão đập vải có
một bà thấy Tín đói bèn cho ăn cơm suốt mấy
mươi ngày cho đến khi đập vải xong. Tín mừng
nói với bà lão : "Thế nào tôi cũng đền
ơn bà xứng đáng". Về sau, Hàn Tín theo
giúp Hán Cao Tổ dựng nghiệp nhà Hán, được lập
làm Sở Vương đóng đô ở Hạ Bì. Tín về đến
nước bèn đem nghìn vàng thưởng cho bà lão khi
xưa đã cho mình ăn.
Pho Tình sử :
- Tên một pho tiểu thuyết chép chuyện tình thời
xưa, chia làm nhiều bài, có 24 quyển tất cả.
- Về mục lục P
Phó Duyệt :
- ẩn ở đất Phú Nghiêm, làm nghề dùng ván ép
đất xây tường, về sau vua Cao Tông nhà Thương
mộng thấy được người hiền tướng giúp nghiệp
Vương tên là Duyệt bèn cho người vẽ hình giống
như trong mộng, đưa tìm khắp thiên hạ, sau quả
tìm được ông ở đất Phó Nghiêm mới lập làm
tể tướng, lấy tên đất làm họ gọi là Phó
Duyệt (Thông Chí, Sử ký, ân bản ký).
Mai Đình Mộng Ký : Diệu Thường cùng
nếm vạc mai.
Cũng trong Y Phó, cũng ngoài Tôn Ngô.
Phong, Bái :
- Là nơi phát tích của nhà Tây Hán, nơi vua Hán
Cao Tổ là Lưu Bang dấy nghiệp nhà Hán.
Phong Đình : Xem Phong thu.
Phong thu :
- Phong là một thứ cây thân cao hai ba trượng, là
hình bàn tay rẽ làm 3, đến mùa thu thì đỏ,
dáng đẹp, mùa xuân nở hoa họp thành chùm như
quả cầu tròn (Theo Dương Quảng Hàm).
Cây Phong được trồng ở các xứ ôn đới và gồm
nhiều loại khác nhau. Cây Phong ở Trung Quốc chỉ
cao khoảng 7m trong khi cây Phong đường (sugar maple
erable à sucre) mọc ở Canada cao tới 40m. ở Việt
Nam không có cây Phong nhưng một số thi sĩ chịu
ảnh hưởng của văn chương Trung Quốc cũng nói
đến cây Phong như Ngô Chi Lan (Thế kỷ 15) trong
bài Mùa Thu :
Giếng ngọc, sen tàn, bông hết thắm.
Rừng Phong, lá rụng, tiếng như mưa.. Cây Phong
thường được trồng nơi cung điện, nên thường
nói Đền Phong, Sân Phong, Bệ Phong, Phong đình.
Cung oán ngâm khúc :
Khi ấp mận ôm đào gác nguyệt.
Lúc cười sương cợt tuyết đền phong.. Nhị
độ mai :
Thiên ân ban trước phong đình..
Phong Trắc :
- Sách Thiên hạ dị kỹ : Phong Trắc đọc sách
ở trong núi sâu, bà tiên Thượng Nguyên phu nhân
đêm đến ve vãn.
Phong vân : Xem Hội Long Vân.
Phú Bật :
- Người đất Hà Nam đời Tống, rất chăm học và
có độ lượng. Khi quân Khiết Đan xâm lăng Tống,
đóng đồn ngay trên đất Tống. Phú Bật được
cử đi sứ đòi lại đất, cực lực phản kháng bọn
xâm lược đồng thời ông trình bày cái lẽ lợi
hại của việc chiến hay hòa. Quân Khiết Đan nghe
ra phải rút quân về nước. Đi sứ về ông được
phong chức Khu Mật Phó sứ. Đến đời vua Tống Anh
Tông, ông được lên chức Khu Mật sứ tước Trình
Quốc Công. Về hưu, ông cùng Văn Ngạn Bác, Tư
Mã Quang... gồm 13 người theo chuyện Của Lão Đồ
của Bạch Cư Dị mà lập nên Lạc Dương Kỳ Anh
hội, cùng uống rượu, họa thi làm vui.
Phủ Việt : Búa rìu, chỉ lời chê trách
nghiêm khắc.
- Theo lời tự sách "Xuân Thu chính nghĩa"
của Khổng Dĩnh Đạt (Đường), Khổng Tử soạn kinh
Xuân Thu chép việc nước Lỗ ngụ lời bao biếm, sự
khen chê cốt ngụ ở chổ dùng. Có khi chỉ vì một
chữ ngụ ý chê (biếm) mà thành tiếng xấu ngàn
đời, một chữ ngụ ý khen (bao) mà được tiếng
thơm muôn thuở.Vì vậy, người đời sau khi bàn
kinh Xuân Thu có nói : "Nhất tự chi bao vinh
ư hoa cổn, nhất tự chi biếm nhục ư phủ
việt" (Một chữ khen vinh hơn được áo
cổn hoa vua ban, một chữ chê nhục hơn phải tội
búa rìu).
Hồng Đức Quốc âm :
Châm chước miện thiền dòng một phép.
Quyền hàn cổn việt rạng muôn đời.
Phù Giao Tử : Hiệu của Trần Đoàn.
Phù Lai Sơn : Nơi Từ Thức gặp tiên.
Phù Tang :
- Chỉ nơi mặt trời mọc, tức phương đông. Thần
thoại cổ Trung Quốc nói rằng thần mặt trời tắm
ở ao trời, gọi là đầm Dục Nhật ở Dương Cốc
rồi lên chơi ở gốc cây thần gọi là cây Phù
Tang, sau đó mới cưỡi xe lữa ruỗi rong qua bầu
trời từ Đông sang Tây.
Phúc Thành : Tên một cửa bể ở Hà Nam
Ninh.
Phục Hy :
- Thông Chí : ông vua thần thoại trong Tam
hoàng thời dổ Trung Hoa, có đức nên gọi là Thái
Hạo, dạy dân đánh cá, nuôi súc vật để lấy
cái ăn nên cũng gọi là Bào Hy, ông đặt ra Bát
Quái, chữ viết.
Theo truyền thuyết thì Phục Hy, ông vua hoang
đường đầu tiên của Trung Quốc sống trước cả
Hoàng Đế, được coi là người đã đặt ra 8 quẻ
và cũng chính Phục Hy đã chồng 8 quẻ thành 64
quẻ. Khoa học hiện đại đã đưa ra thuyết cho
rằng sự phát sinh ra quẻ đơn và quẻ kép là bắt
đầu từ đời Chu, những quẻ ấy chỉ là phỏng theo
những đường nứt trên mai rùa hay xương làm ra
khi bói, được thi hành dưới triều đại nhà
Thương là triều đại trước nhà Chu.
Phụng Sổ : Hiệu của Bàng Thống.
Phụng Thiến : Tên tự của Tuân Sán.
Phướn nhà Đường :
- Đường sử : Vua Túc Tôn nhà Đường, thu
binh ở Linh Võ, quay cờ tiến về phía đông để
đánh giặc An Lộc Sơn.
Phương Cao kén ngựa : Nói chuyện Cửu
Phương Cao đi mua ngựa. Xem Kén
ngựa.