Quái khiêng giường : Xem Nguyên Trung.
Quan hà Bách nhị :
- Đất Quan Trung nước Tần xưa 4 bên núi non vây
bọc, thông với các nước khác chỉ qua mấy cửa
ải (Hàm Cốc quan, Vũ quan...), địa thế rất hiểm
trở.
Sử ký của Tư Mã Thiên có nói với địa thế ấy
nước Tần chỉ cần 2 vạn quân là đủ chống chọi
với trăm vạn quân chư hầu.
Chữ Bách Nhị là lấy từ đây, nghĩa là 2
vạn địch trăm vạn.
Xem Bách Nhị.
- Về mục lục Q
Quan Hầu : Tức Quan Vân Trường.
- Thông Chí : Quan Hầu tên Vũ, tự Trường
Sinh, sau đổi tên Vân Trường, người đời Tam
Quốc thích đọc kinh Xuân Thu, cùng Lưu Bị và
Trương Phi kết nghĩa anh em mưu việc phục hưng
nhà Hán. Quan Vũ giữ thành Hạ Bì, Lưu Bị bị
Tào Tháo đánh bại, chạy sang nương nhờ Viên
Thiệu còn Quan Vũ bị Tào Tháo bắt giữ. Tháo
phong Vũ làm Thiên Tướng quân, tước Hán Thọ
Đình Hầu và rất hậu đãi nhưng Quan Vũ không
đổi lòng, ngày đêm lo thăm dò tin tức để tìm
về với Lưu Bị và khi đã biết tin Lưu Bị, Vũ
trả lại tất cả vàng ngọc châu báu cùng ấn Hán
Thọ Đình Hầu để trở về với Lưu Bị. Lưu Bị
khi đã lấy lại được đất Giang Nam bèn cử Quan
Vũ giữ thành Tương Dương, đến khi chiếm được
ích Châu bèn cử Vũ làm Tiền Tướn quân. Vũ
đánh bại Tào Nhân, uy danh lừng lẫy một thời.
Về sau, Tôn Quyền dùng kế của Lã Mông ph1 được
Kinh Châu. Quan Vũ cùng con là Quan Bình bị khốn
ở Mạch Thành vào năm Kiến An thứ 24 (Năm 219).
Xem Núi đất ba
lời.
Quan Vân Trường : Tức Quan Hầu.
Quan Vũ : Tức Quan Vân Trường.
Quán Cao Đường : Nơi Sở Vương gặp
các thần nữ. Xem Mây mưa.
Quán Vân :
- Quán Vân Đài ở Hoa Sơn, nơi Trần Đoàn ở để tu
luyện.
Quản Lộ :
- Viên Cơ : Đời Tam Quốc, Quản Lộ một đêm
đương ngồi dưới đèn chợt có một con vật nhỏ
tay cầm mớ lửa kề lên miệng thổi suýt cháy nhà.
Lộ sai học trò giơ dao chém đứt đôi lưng thì
té ra là một con Cáo. Từ đấy trong làng không
có hỏa tai nữa.
Quản Ninh :
- Thông Chí : ông người đất Chu Hư, người
Ngụy thời Tam Quốc, tự ấu An, thích sống ẩn dật
xa nơi quyền quý. ông chơi thân với Hoa Hâm ở
đất Bình Nguyên. Một hôm, hai người ngồi đọc
sách thì có chiếc xe trang hoàng lộng lẫy đi qua
cửa. Hoa Hâm bỏ sách chạy ra xem. Quản Ninh rạch
đôi chiếu nói rằng : "Anh ta không phải
là bạn nữa rồi". Từ đó tuyệt giao với
Hoa Hâm. ông mở trường dạy học, không màng gì
đến thế sự. Học trò nhiều người thành đạt,
triều đình biết tiếng mấy lần vời ra làm quan,
ông đều từ chối không nhận. ông thường đội
mũ đen, mặc áo đơn ngắn, thọ 84 tuổi.
- Về mục lục Q
Quang Khánh (chùa) :
- Chùa ở huyện Kim Môn, Hải Hưng. Trong chùa có
tấm bia khắc bài thơ nôm đề là "Ngự đề
Quang Khánh tự", bia dựng năm Hồng Đức
thứ 17 (1486), thác bản thư viện Viện Hán Nôm
mang số 11.765. Trước kia có người cho rằng bài
thơ này của nữ sĩ Sương Nguyệt ánh, lại có
người cho rằng của Lê Thánh Tông.
Chùa còn có tên là "Chùa Mộng"
vì nhà sư trụ trì tên là ông Mộng.
Quang Võ ngờ lão tướng :
- Hán sử : Đời Đông Hán, Mã Viện sang tấn
cướp nước ta hay ăn món ý Dĩ, khi về chở
theo một xe ý Dĩ. Sau khi Viện mất, có người
dâng thư lên vua Hán, nói dèm, bảo xe ấy chở
những ngọc Minh châu và da Văn Tê. Vua Hán tin là
thực, bừng bừng nổi giận.
Quạt nồng ấp lạnh :
- Do chữ "Đông ôn hạ sảnh" : Quạt
khi trời mát, đắp chiếu chăn ấm khi trời rét
lạnh, là nói đạo làm con phụng dưỡng cha mẹ.
Lễ ký : "Phàm vi nhân tử chi lễ
nhân ôn nhi hạ sảnh, hôn định nhi thần
tỉnh." (Phàm theo lễ của kẻ làm con mùa
đông thì lo cho cha mẹ ấm, mùa hè thì lo cho cha
mẹ mát, buổi tối thì lo cho cha mẹ yên chổ nằm,
buổi sớm thì hỏi thăm xem cha mẹ ngũ dậy có
mạnh khỏe không).
Kiều :
Xót người
tựa cửa hôm mai.
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ.
- Về mục lục Q
Quăng thoi : Nói tác động của dư luận
làm siêu lòng người.
- Ngữa vận : Tăng Sâm là bậc đại hiền, một
lần có người trùng tên với ông làm sự giết
người, người ta tưởng chính là ông bèn tìm
đến báo tin cho mẹ ông biết. Hai người đến
báo, bà vẫn điềm nhiên ngồi dệt cửi vì tin là
con mình không khi nào như thế. Nhưng đến lần
báo thứ 3, bà cũng phải ngờ con mình mà quăng
thoi đứng dậy.
Quân tử cố cùng : Người quân tử đến
lúc cùng khốn vẫn giữ khí tiết.
- Luận ngữ : Vệ Linh Công nói : "Quân
tử cố cùng, tiểu nhân cùng tư lạm hỹ"
(Người quân tử lúc cùng vẫn giữ vững khí tiết,
kẻ tiểu nhân gặp lúc cùng ắt làm bậy tràn.)
Quân thiều : Tên một khúc nhạc trên
trời.
Quần Ngọc :
- Lý Quần Ngọc qua miếu Nhị Phi ở Sầm Dương có
đề một bài thơ, câu đầu là : "Hoàng
lăng miếu tiền xuân dĩ không", chợt có
hai người con gái hiện lên tự xưng là Nga Hoàng
và Nữ Anh hẹn sau 2 năm sẽ cùng Lý gặp gỡ.
Nga Hoàng và Nữ Anh là tên 2 vợ vua Thuấn, con
gái vua Nghiêu. Không biết có phải là 2 người
này không... (Miếu Nhị Phi là miếu thờ 2 bà).
(TQ).
Quế cung :
- Nam bộ yên hoa ký : Vua Trần Hậu Chủ có
xây cho nàng Trương Lệ Hoa một cung Quế ở phía
sau điện Quang Chiêu. Cung này có cửa sổ tròn
giống như mặt trăng, giữa sân có một cây Quế.
Có sách giải thích rằng gọi là Quế cung
vì phòng của cung phi ngày xưa thường lát tường
bằng gỗ Quế để giữ hơi ấm nên gọi là Cung
Quế (Xem Vách Quế.)
Nóichung, Quế cung chỉ chỗ ở của cung phi.
Quế hoè : Chỉ người con hay nối chí
cha ông mà làm nên. Xem Đơn
Quế.
Quế non Yên : Chỉ người con hay nối
chí cha ông mà làm nên. Xem Đơn
Quế.
Quy khứ lai hề : Xem Đào Tiềm.
Quý Ưng : Hiệu của Trương Hàn. Xem Thuần Vược, Công danh chi nữa ăn rồi
ngũ.
Quỷ Cốc Tử :
- Thầy học của Tô Tần, Trương Nghi thời Chiếc
quốc, chỉ thầy thuật số thông hiểu mọi lẽ.
Đông Chu Liệt Quốc : Đất Dương Thành
thuộc địa phận nhà Chu có một chỗ tên là Quỷ
cốc (hang quỷ) vì chổ ấy núi cao rừng rậm, âm
khí nặng nề, không phải là chổ có người ở.
Trong núi có một ẩn sĩ tự đặt hiệu là Quỷ Cốc
tử. Tương truyềứn người ấy họ Vương tên Hủ
thời Tấn Bình Công, nguyên trước ở Vân Mộng
sơn, cùng người nước Tống là Mặc Địch tu đạo ở
đây. Mặc Địch không có vợ con, đi chu du thiên
hạ, theo chủ nghĩa kiêm ái mà cứu thế độ
nhân, còn Vương Hủ thì ẩn ở núi Quỷ Cốc,
người ta vẫn gọi là Quỷ Cốc Tiên sinh.
ông có mấy môn học vấn xuất chúng là : Số học
(Thiên văn, tướng số), Binh học, Du thuyết học,
Xuất thế học (đạo tiên).
Học trò ông có : Tôn
Tẫn, (Tề) Bàng
Quyên, Trương Nghi (Ngụy), Tô Tần (Lạc
Dương).