Vách Quế :
- Các cung cho cung nữ ở thời xưa thường
dùng gỗ Quế để ốp tường (nhằm ltạo
không khí ấm áp) nên gọi là vách quế.
Cung oán ngâm khúc :
Trãi vách quế gió vàng hiu hắt.
Mãnh vũ y lạnh ngắt như đồng.
Vạn bệnh hồi xuân : Sách thuốc
của Cung Đình Hiền đời Minh.
Văn Quân :
Văn Thiên Tường :
- Nghĩa sĩ đời Nam Tống bị giặc Nguyên bắt
giam, ông có làm bài "Chính khí
ca" để tán dương cái khí chính đại
của các trung thần nghĩa sĩ.
Xem Hơi chính.
Văn Vũ : Văn Vương và Vũ Vương,
hai vua sáng nghiệp nhà Chu.
- Thời vua Trụ nhà ân, Văn Vương làm Tây
Bá Vương dựng nước ở chân núi Kỳ Sơn
(Nay thuộc Thiểm Tây), ra sức tích điều
thiện, làm điều nhân, thi hành chính đạo.
Sau có người gièm nên ông bị vua Trụ cầm
tù ở Dữu Ký. Có kẻ bầy tôi là Tán
Nghi Sinh dâng con gái đẹp cho vua Trụ, Văn
Vương mới được phóng thích trở về
nước cũ.
Chu Vũ Vương là con Chu Văn Vương, tên
Phát. Cuối đời nhà ân, kế vị cha giữ
chức Tây Bá Vương. Vua Trụ vô đạo, Vũ
Vương thống lĩnh quân chư hầu đông chinh
đánh bại vua Trụ ở Mục Dã, phế nhà
ân, dựng nghiệp nhà Chu, đóng đô ở
đất Cảo, ở ngôi được 19 năm.
Văn Vương và Vũ Vương được nhà Nho xem
là những ông vua hiền.
Văn Vương : Chu Văn Vương, xem Văn Vũ.
Vân Đồn :
- Tên một thương cảng ở lộ An Bang thời
Lý, Trần, Lê. Nay thuộc Quảng Ninh.
Vân Hán : Xem Giang Hán.
Vân lộ : Xem Thanh Vân.
- Nguyễn Công Trứ :
Đường mây rộng thênh thang cử lộ.
Nợ tang bồng tay trắng vỗ tay reo.
Vân mộng : Xem Chằm Vân Mộng.
Vân Nam Vương : Tức Thoát Hoan, con
Hốt Tất Liệt, được phong ở Vân Nam.
Vầng ô : Mặt trời. Xem Kim ô.
Vẫy mặt trời lùi lại :
- Xưa Lỗ Thương Công đánh nhau với nước
Hàn, đang đánh hăng thì trời tối, ông
bèn vung kích vẫy lui mặt trời, mặt trời
phải quay lui lại 3 xá (xá : đơn vị chiều
dài cổ, 1 xá = 30 dặm).
Câu trên lấy nghĩa từ chử "Huy
qua."
Sách Hoài Nam tử nói rằng Lỗ dương Công
con Tư Mã Tử Kỳ, cháu Sở Bình Vương
thời Chiến quốc.
Phan Bội Châu : Mưa gió thâu đêm gà
gáy, lời can trường gắn bó chuyện đồng
cầu. Đòng Lỗ đương toan kéo mặt trời
tà, hăng hái nam bôn bắc tẩu. (Văn tế
Đặng Nguyên Cẩn và Đặng Thúc Hứa.)
- Về mục lục V
Vẽ Phù dung : Vẽ đẹp như hoa Phù
dung.
- Trong bài "Trường hận ca" của
Bạch Cư Dị tả sắc đẹp Dương Quý Phi có
viết : "Phù dung như diện liễu như
my" (Hoa Phù dung như khuôn mặt đẹp
của nàng và lá liễu như nét lông mày).
Cung oán : Vẽ phù dung một đóa khoe
tươi.
Vệ Giới : Người đời Tấn,
người đẹp văn hay, sống đến 27 tuổi thì mất.
Vệ Thanh : Danh tướng đời Hán.
Vi Trung :
- Trương Hoa đời Tấn đón mời ẩn sĩ là Vi
Trung, Trungthác bệnh không ra, người ta hỏi
cớ, Trung nói : Ta còn đương lo sóng
rớt ở cái vực sâu kia nó tràn đến ta,
há lại xắn áo mà lội nữa ư ?"
Vía Mai : Xem Hồn
Mai.
Viên Môn : Cửa dựng bằng càng
xe (Viên : Càng xe).
- Thời xưa, vua đi tuần thú, săn bắn cõi
ngoài, dừng lại ở đâu thì quây các cỗ
xe làm giậu, dựng càng xe làm cửa ra vào
gọi là "Viên môn".
Lời sớ sách Chu Lễ nói : Vua dừng lại
nghĩ nơi hiểm trở, phòng bị những việc
bất thường nên lấy cỗ xe làm giậu,
dựng ngược xe làm cửa tức là dựng
ngược hai càng xe mỗi bên một cái giáp
lại với nhau gọi là "Viên môn".
Viên Tính : Tên một học trò
nghèo, chết đói ở dọc đường.
Viết Châu biên sách Hán :
- Ngòi viết của Chu Bột chép sử nhà Hán,
ý nói được người bề tôi như Chu Bột
cứu nguy cho nhà Hán.
Hán Thư : Cao Tổ mất, Lã Hậu dùng thuốc
độc giết Triệu Vương, mưu toan đưa người
họ Lã vào nắm những chức vụ quan trọng
trong triều Hán. Hiếu Huệ mất, Lã Hậu cho
anh em mình là Lỗ Thái, Lã Sâm, Lã Lộc
làm tướng nắm giữ các đạo quân phía
Nam và phía Bắc, cho những người họ Lã
nắm giữ các chức vụ trong cung, uy quyền
họ Lã bắt đầu từ đó, các công khanh ai
cũng không chắc số mệnh mình sẽ sống. Họ
Lã nắm hết binh quyền mưu việc phế họ Lưu
tự lập làm vua. Chu Bột và Trần Bình đem
quân giết họ Lã, lập vua Văn Đế giữ
nghiệp nhà Hán (Cao Hậu ký).
Việt Nhân :
- Trần Việt Nhân, hiệu Biển Thước.,
danh y thời thượng cổ.
Vọng phu :
- Tên núi có đá trông giống hình người
đàn bà đứng (trông chồng). Theo một
chuyện cổ phổ biến ở nước ta, các tỉnh
Thanh Hóa, Lạng Sơn, Bình Định đều có núi
Vọng Phu.
Chuyện cổ kể rằng : Xưa kia, một hôm, hai
anh em ruột đang cùng ăn mía rồi đâm ra
cãi cọ đuổi đánh nhau, người anh nổi
giận lấy con dao đang cầm róc mía ở tay
ném em. Con dao trúng vào đầu, máu chảy
lênh láng. Người anh hoảng sợ bỏ trốn
biệt tích. Người em gái được cứu sống
rồi lớn lên buồn vì nỗi mất anh cũng bỏ
làng đi làm ăn nơi khác. Hơn 20 năm sau, hai
anh em tình cờ gặp lại nhau mà vẫn không
nhận ra. Tạo hóa trớ trêu, họ lại yêu
nhau và kết nghĩa vợ chồng. Họ sinh được
một con. Một hôm, cùng cuốc đất trồng
mía, nhễ nhại mồ hôi, ngồi nghĩ, chồng lau
trán cho vợ và nhận ra trên trán vợ sát
mái tóc có một vết sẹo dài, hỏi căn do,
chị vợ bùi ngùi kể lại đầu đuôi câu
chuyện buồn thảm từ thời thơ ấu. Anh
chồng nghe xong, bàng hoàng nhận ra sự thật,
anh hối hận, đau khổ vô cùng về nỗi bất
hạnh của mình bèn quyết định bỏ vợ con
trốn đi không một lời nhắn lại... Người
vợ ở nhà ngày ngày ngóng trông chồng
mà không biết duyên cớ tại sao chồng bỏ
đi biệt tích. Nàng ẳm con lên núi đứng
trông chồng, cuối cùng mõi mòn hóa thành
đá.
Vọng phu san : Nghiêm Quân Phu lấy vợ
là Bàng Bì Thị 10 năm không có con, chàng
bèn rẫy và bỏ. Bì Thị làm bài thơ để
từ giã rằng : "Đương thời tâm
sự dĩ tương quan, Vũ tán vân thu nhất
sướng gian, Tiên thị cô phàm tòng thử
khứ, bất kham trùng thượng vọng phu
san". Chàng cảm động, vợ chồng lại
ở với nhau như cũ.
Võ Hậu :
- Tục Thông Chí : Võ Hậu người đất
Tinh Châu, thời Đường Thái Tông được
vời vào cung giữ chức Tài nhân (nữ
quan). Thái Tông mất, bà cắt tóc đi tu.
đến đời Cao Tông bà lại để tóc vào
cung rồi được lập làm Hoàng hậu. Cao
Tông mất, bà lên cầm quyền, lâm triều
xuống chế, phế con là Trung Tông, tự lập
làm vua, đổi quốc hiệu là Chu. Đến năm
đầu năm Thượng Nguyên được tiến hiệu
Thiên Hậu.
Vô Kỷ :
- Sư tu ở chùa Lệ Kỳ (Chí Linh, Hải Dương),
bị ả Hàn Than
quyến rũ. Sau Hàn Than có thai rồi ốm chết,
Vô Kỷ cũng vì nhớ thương mà chết.
Xem Đào thị.
Vu Hựu : Xem Lá thắm.
Vu Liên : Tên tập thơ của Trạng
nguyên Nguyễn Trực (Thanh Oai).
Vũ Hầu :
- Tức Gia Cát
Lượng, người giúp Lưu Bị lập nên
nhà Thục Hán, có nhiều công lao, được
phong tước Vũ Vương Hầu gọi tắt là Vũ
Hầu và có khi gọi là Gia Cát Vũ Hầu.
Vũ Hậu thổ :
- Bà Võ Hậu đời
Đường chiếm ngôi của con, bà có tính hay
hoang dâm. Người bấy giờ mới đặt ra
câu chuyện bà thần Hậu thổ nằm với trai
là Vi An Đạo cốt để nói mánh Võ Hậu.
Vũ Huyệt :
- Hang Vũ Huyệt trên núi Cối Kê huyện Triệu
Hưng tỉng Chiết Giang. Đây là một thắng
cảnh của Trung Quốc.
Vũ Môn :
- Thượng lưu sông Hoàng Hà (Giữa huyện Hà
Tân, Sơn Tây và Hán Thành, Thiểm Tây).
ở đây có mõm đá như hình cái cửa.
Tương truyền thời thượng cổ vua Vũ nhà
Hạ trị thủy đã đục phá mõm đá này cho
rộng ra nên gọi là Vũ Môn (cửa vua Vũ).
Theo "Tam tần ký" và "Thủy
Kinh chú" thì Vũ Môn có sóng dữ,
hàng năm vào tiết tháng 3 cá chép khắp
nơi kéo về vượt qua Vũ Môn, con nào nhảy
qua được thì hóa rồng. Nhân đó, cửa
vũ dùng chỉ chốn trường thi và thi đỗ
gọi là vượt qua cửa vũ.
Theo "Đại Nam nhất thống chí"
thì ở nước ta cũng có Vũ môn ở dãy
núi Khai Trường huyện Hương Khê, Hà Tĩnh.
Đây là dòng suối có 3 bậc. tương truyền
hàng năm đến tháng 4 mưa to, có nước
nguồn thì cá chép ngược dòng chảy qua Vũ
môn để hóa rồng.
Thơ Vi Trang (Tiền thục) :
Tâm như Nhạc sắc lưu Tần địa.
Mộng trục hà thanh xuất Vũ môn. (Lòng
như sắc núi Nhạc Lưu chốn đất Tần, mộng
đuổi theo tiếng sông Hà mà ra cửa Vũ).
Lưu nữ tướng :
Vũ môn mong vượt sóng đào.
Hay tìm Trịnh Tử thay vào Thiên thai. Vân
Tiên :
Công danh ai chẳng ước mơ.
Ba tầng cửa Vũ một giờ nhảy qua.
Vũ nương : Tức nàng Vũ Thị
Thiết.
- Truyền kỳ mạn lục : Vũ Thị Thiết là
cô gái xinh đẹp nết na quê ở huyện Nam
Xương, đẹp duyên cùng chàng họ Trương. Khi
hương lửa đang nồng, chàng Trương phải đi
lính xa. Lúc ấy nàng đang mang thai. ít lâu
sau nàng sinh được một đứa con trai. ở
nhà mẹ con bìu ríu nuôi nhau. Tối tối, nàng
thường chỉ vào bóng mình trên vách mà
đùa với con rằng : "Bố con đấy".
Thời gian thắm thoắt, chàng Trương mãn hạn
trở về, đứa trẻ không nhận bố lại
bảo rằng : "Bố con tối mới đến cơ,
mẹ đi bố cùng đi, mẹ ngồi bố cùng
ngồi." Trương sinh nghi bèn ruồng rẫy
mắng nhiếc vợ phụ tình bạc nghĩa. Nàng
họ Vũ khóc lóc phân trần thế nào cũng
không lọt tai chồng, buồn rầu mới nhảy
xuống sông Hoàng Giang tự tử. Về sau, câu
chuyện được sáng tỏ, chàng Trương hối
hận bèn cho dựng đàn giải oan ở bờ
sông.
Vũ Quỳnh :
- Người làng Đường An, đỗ Hoàng Giáp
đời Hồng Đức, làm quan đến thượng
Thư.
Vũ Vương : Vua Vũ. Xem Văn Vũ.
Vương Bá :
- Người đời Đường, lúc chưa làm nên
thường đến ăn xin ở cửa chùa Huệ
Chiêu. Bọn đồ lê (sư ni) ở đấy rất
ghét thói ăn chực của Bá, tìm cách làm
nhục. Bá bực mình bỏ đi, về sau đỗ làm
đến chức Thứ Sử.
- Về mục lục V
Vương Bàng :
- Loại Tụ : Vương Bàng là con Kinh công
Vương An Thạch, một lần Kinh công ở Kim
Lăng thấy một kẻ lại cũ của mình đã
chết từ lâu hiện đến bèn hỏi có biết
Vương Bàng ở đây không. Kẻ lại dẫn
ông đến một chỗ thấy Bàng đương bị
ngục tối, cùm kẹp, máu vấy ra đầy đất.
Vương Bao tụng :
- Vương Bao người đất Thục đời Hán, tự
Tử Uyên, ông có dâng vua bài tụng nói
về thánh chúa được hiền thần (Thánh
chúa đắc hiền thần tụng). Bài tụng
có câu : "Hà tất yên ngưỡng khuất
thân như Bành Tổ, xuy khả hô hấp như Kiều
Tùng" (Hà tất phải cúi xuống,
ngẫng lên, duỗi co như Bành Tổ, thổi, hà
xì, hít ra vô như Kiều Tùng).
Vương Công Kiên :
- Tướng nhà Tống, giữ Hạp Châu (Tứ
Xuyên), đã chiến đấu anh dũng ở núi
Điếu Ngư 4 tháng trời chống quân Mông
Cổ.
Vương Chất : Xem Thạch Thất.
Vương Duy : Xem Chàng Vương.
Vương Đạo : Khanh tướng đời
nhà Tấn. Xem Người
Đạo thờ vua.
Vương Hộ : Xem Sân Hoè.
Vương Hủ : Tên của Quỷ Cốc Tử.
Vương Lăng :
- Tên người đất Bái, Cao Tổ khi còn hàn vi
coi Lăng như anh. Lăng người mộc mạc,
chuộng khí phách, ưa nói thẳng, khi Cao Tổ
dấy binh ở đất Bái, vào đến Hàm Dương,
Lăng cũng tự mình họp bè đảng mấy ngàn
người ở Hàm Dương không chịu theo Bái
Công. Đến khi Hán Vương quay về đánh Hạng
Tịch, Lăng mới đem quân theo Hán. Hạng Vũ
bắt mẹ Lăng giữ ở trong quân doanh. Sứ
giả của Lăng đến, Hạng Vũ sai dắt mẹ
Lăng ngồi quay mặt về hướng đông, ý
muốn để vời Lăng. Khi mẹ Lăng tiễn
riêng sứ giả, bà khóc mà nói : "Xin
vì mụ già này mà nói với Lăng hãy
chăm chỉ thờ Hán Vương là bậc trưởng
giả, chớ vì già này mà có 2 lòng. Tôi
xin lấy cái chết để tiễn sứ giả."
Nói đoạn bà đâm cổ tự tử.
Lăng theo Hán Vương, bình định được thiên
hạ, giữ chức Tả Thừa Tướng.
Vương Mãnh : Xem Người mò rận.
Vương Tường :
1. Tức Vương Chiêu Quân. Xem Chiêu Quân.
2. Một người trong Nhị thập tứ hiếu. Xem Nằm giá.
Vương Thông : Xem Họ Vương dạy
học Phần Hà.
Vỹ Sinh ôm cây : Xem ấp cây.