giaithoai.gif (3322 bytes)

dieu.gif (1453 bytes)Các nhà văn, nhà thơ, những nhân vật có tên tuổi trong xã hội, trong văn chương bên cạnh những kiệt tác để đời còn có những giai thoại lý thú nói riêng về họ. Chính vì vậy, giai thoại văn học là một loại văn chương vừa có tính chất bác học, lại vừa có tính chất truyền miệng, mang trong cốt cách của nó nhiều nét dân tộc độc đáo đầy sức hấp dẫn.

   Vào thứ Bảy hàng tuần, chuyên "Giai thoại Văn học" của NetCodo xin giới thiệu với bạn đọc một số giai thoại chọn lọc bổ ích và thú vị.

   Mời bạn đọc cùng thưởng thức!


Thơ đùa ả bán chiếu

Nguyễn Trãi là một danh NHÂN ĐỜI LÊ, HIỆU LÀ C Trai, quê ở làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc ( Thường Tín), Hà Ðông. Ông sinh năm 1380 và mất năm 1442.

Năm Thành Nguyên thứ nhất( 1400), ông đỗ thái học sinh và làm quan với nhà Hồ. Khi nhà Hồ mất, ông bị giặc Minh giam lỏng ở Ðông Quan( Hà Nội). Sau ông trốn vào Lam Sơn, giúp Lê Lợi khởi nghĩa và kháng chiến trong suốt 10 năm trời.

Khách chiến thành công, ông thay Lê Lợi viết bài Bình Ngô Ðại Cáo nổi tiếng.. Là người có công lớn trong cuộc chống Minh,ông được Lê Thái Tổ( Lê Lợi) cho theo họ Lê và phong tước Quan phục hầu.
Tương truyền một hôm đi chầu về, trời đã xâm xẩm tối; ông gặp một người con gái bán chiếu, nhan sắc tuyệt trần, ông liền đọc bốn câu thơ:

Ở ĐÂU TA BÁN CHIẾU GON?
Chẳng haychiếu ấy hết hay còn?
Xuân thu phỏng độ chừng bao tuổi?
Ðã có chồng chưa, được mấy con?

Cô gái bán chiếu ấy tên là Nguyễn Thị Lộ, vốn xuất thân là con nhà gia thế, nên văn chương chữ nghĩa cũng không phải xoàng, bèn đọc ngay một bài thơ tứ tuyệt đáp lại:

Tôi ở Tây Hồ bán chiếu gon,
Cớ chi ông hỏi hết hay còn?
Xuân thu tuổi mới trăng tròn lẻ,
Chồng còn chưa có, hỏi chi con!

Nguyễn Trãi thấy Thị Lộ đã có nhan sắc lại thạo văn chương, liền lấy nàng làm vợ.
Chẳng bao lâu, nàng lại được phong làm Lễ nghi nữ học sĩ trong triều và được Lê Thái Tông ( 1434- 1442) rất yêu mến. Rồi cũng chính vì thế mà gây nên tấm thảm kịch rất đáng thương tâm cho gia đình và họ hàng Nguyễn Trãi. Nguyên sau hồi Lê Thái Tổ mất, Nguyễn Trãi bị bọn gian thần gièm pha nên phải xin về nghỉ ở Côn Sơn, Hải Dương( 1440) Nhưng chẳng được bao lâu, ông lại bị triệu ra làm quan. Năm 1442, Lê Thái Tông đi duyệt binh ở Hải Dương và mất đột ngột ở Lệ Chi Viên, Bắc Ninh . Thị Lộ vì mối quan hệ thân cận với nhà vua cũng có mặt trong khi vua chết; do đó triều thần đã vu oan cho Nguyễn Trãi tội sai nàng hầu giết vua, rồi đem tru di cả 3 họ Nguyễn Trãi.

[Kỳ trước][Trang chủ][Kỳ sau]

Scrolll.gif (2603 bytes)


Thông tin trên mạng Netcodo
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ tại
Ban Biên Tập Mạng Netcodo
Ðiện thoại: (54)847247 - Email Intranet: quantri@netcodo.vnn.vn

Email Internet: netcodo@hue.vnn.vn