Các nhà văn, nhà thơ, những nhân vật có tên
tuổi trong xã hội, trong văn chương bên cạnh những kiệt tác để đời còn có
những giai thoại lý thú nói riêng về họ. Chính vì vậy, giai thoại văn học
là một loại văn chương vừa có tính chất bác học, lại vừa có tính chất
truyền miệng, mang trong cốt cách của nó nhiều nét dân tộc độc đáo đầy
sức hấp dẫn.
Vào thứ Bảy hàng tuần, chuyên "Giai thoại Văn học" của NetCodo xin giới thiệu với bạn đọc một số giai thoại chọn lọc bổ ích và thú vị.
Mời bạn đọc cùng thưởng thức!
Nam Quốc Sơn
Hà Nam Ðế Cư
Lý Thường Kiệt, người phường Thái Hoà, Thăng Long, sinh năm 1036, mất năm 1105, làm quan đến Thái uý, là người văn võ kiêm toàn.
Ðời Lý Nhân Tông( 1072-1127) quân Tống sang xâm lược nước ta.Vua sai Lý Thường Kiệt đem quân đánh địch.
Lý Thường Kiệt hạ lệnh cho dân phía Bắc sông Như Nguyệt( tức Sông Cầu ngày nay) di cư sang phía Nam để tránh sự khủng bố của giặc, rồi lập doanh trại ở phía Nam của sông để chống giữ. Quân hai bên cầm cự hàng tháng. Quân giặc thế mạnh, nhưng mấy lần vượt sông đều bị đánh lui. Tuy vậy, quân ta cũng dần dần bị núng thế. Tình trạng hết sức khẩn cấp.
Ðể cổ vũ quân sĩ, Lý Thường Kiệt bèn nghĩ ra một kế. Ông làm một bài thơ tứ tuyệt, đang đêm sai người bí mật vào đền thờ thánh Tam Giang ngâm vang lên. Bài thơ như sau:
Nam quốc sơn hà Nam đế
cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Dịch
Nước Nam vốn là của
Vua Nam,
Sách trời kia đã rõ ràng định phân.
Giặc cuồng sao dám lấn xâm
Lũ bay rồi sẽ chuốc phần bại vong.
Thế là từ hôm sau, bài thơ được truyền tụng trong toàn quân, và người người đồn đại là thần đã làm bài thơ đó để báo trước việc quân giặc tất bại, quân ta tất thắng. Do đó, lòng tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng được củng cố. Quân sĩ ai nấy hăm hở tiến lên phía trước để giết giặc. Khí thế đã hăng, Lý Thường Kiệt bèn mở cuộc tiến công, đánh cho giặc Tống đại bại, phải cầu hoà và rút về nước.
Thông tin trên mạng Netcodo
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ tại
Ban Biên Tập Mạng Netcodo
Ðiện thoại: (54)847247 - Email Intranet: quantri@netcodo.vnn.vn
Email Internet: netcodo@hue.vnn.vn