PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH MIỆN
TRƯỜNG THCS NGUYỄN LƯƠNG BẰNG
Video hướng dẫn Đăng nhập

Truyện ngắn giáo dục đạo đức

cho thiếu niên, nhi đồng

     *******


Lời giới thiệu

Giáo dục đạo đức để hình thành nhân cách người công dân tương lai của đất nước thấm đượm đạo lí truyền thống dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của ngành Giáo dục. Vì như lời ông Ngô Trần Ái- giám đốc nhà xuất bản Giáo dục: "mảnh đất tâm hồn trong trắng của các cháu không sớm gieo mầm hoa thơm trái ngọt, thì cỏ dại và trái đắng sẽ nhanh chóng mọc lên. "

Và thể loại truyện ngắn dễ đi vào tâm hồn trẻ thơ, dễ để lại ấn tượng sâu đậm trong ký ức tuổi thơ nhất.

Nhận thức rõ điều đó, được phép của Bộ Giáo dục và đào tạo, nhà xuất bản Giáo dục đã tổ chức cuộc vận động viết truyện ngắn giáo dục đạo đức cho thiếu niên, nhi đồng trong nhà tr­ờng phổ thông trên toàn quốc, nhằm huy động mọi lực lượng xã hội (từ chính bản thân các em thiếu niên, nhi đồng đến các thầy giáo, cô giáo, các bậc phụ huynh  học sinh và những người quan tâm đến thế hệ trẻ) trực tiếp cầm bút sáng tác truyện ngắn nói về giấo dục đạo đức, lối sống cho chính mình và cho con em mình thông qua những hình tượng nghệ thuật hấp dẫn và sinh động. Nội dung giáo dục đạo đức của cuộc vận động này là trau dồi, rèn luyện đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam, thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, xây dựng con người mới - những chủ nhân tương lai của đất nước, tập trung trong các mối quan hệ: gia đình, nhà tr­ờng, xã hội - đất nước, con người. Đó chính là cách giáo dục đạo đức cho lứa tuổi thiếu nhi sinh động, tự nhiên và hiệu quả nhất.

       Sưu tầm và giới thiệu các tác phẩm viết về đề tài giáo dục đạo đức cho thiếu niên, nhi đồng là nhiệm vụ của người làm công tác thư viện trường học. Thư mục: "Truyện ngắn giáo dục đạo đức cho thiếu niên, nhi đồng " là tập hợp các thông tin về cuộc vận động viết truyện ngắn giáo dục đạo đức cho thiếu niên, nhi đồng được đăng trên các báo, tạp chí và những truyện đạt giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích cùng tập truyện đọc thêm môn Đạo đức và môn Tiếng Việt ở Tiểu học và  tập truyện đọc thêm môn Giáo dục công dân và môn Ngữ văn ở THCS.

Cấu trúc thư­ mục gồm: 4 phần:

Phần I: Các bài viết đăng trên báo, tạp chí về cuộc vận động viết truyện ngắn giáo dục đạo đức cho thiếu niên, nhi đồng.

Phần II: Những truyện đạt giải cuộc thi viết truyện ngắn giáo dục đạo đức cho thiếu niên, nhi đồng"

Phần III: Tập truyện đọc thêm môn  Đạo đức và môn Tiếng Việt ở Tiểu học

Phần IV: Tập truyện đọc thêm môn Giáo dục công dân và môn Ngữ văn ở THCS

Thư viện trường THCS Nguyễn L­ơng Bằng xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc Thư­ mục: "Truyện ngắn giáo dục đạo đức cho thiếu niên, nhi đồng "

 

 

Nội dung thư­ mục

 

Phần I: Các bài viết đăng trên báo, tạp chí về cuộc vận động viết truyện ngắn giáo dục đạo đức cho thiếu niên, nhi đồng.

 

Bài số 1: Về cuộc vận động viết truyện ngắn giáo dục đạo đức cho thiếu niên, nhi đồng.                                       Trần Đăng khoa

Cuộc vận động viết truyện ngắn giáo dục đạo đức cho thiếu niênC, nhi đồng của Nhà xuất bản Giáo dục là sáng kiến rất đáng ghi nhận của Nhà xuất bản Giáo dục, nhằm hướng các em tới cái đẹp, cái thiện. Nói như­ giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Ngô Trần Ái, Trưởng ban chỉ đạo cuộc vận động thì tâm hồn trong sáng của các em như một vùng đất phì nhiêu, màu mỡ, nếu chúng ta không sớm gieo hoa thơm trái ngọt, thì cỏ dại và trái đắng tất sẽ mọc lên thôi!

Còn nhớ thời bao cấp, cả nước đói, trẻ con cũng đói và suy dinh dưỡng. Những người hiếu khách rất mong đ­ược gặp bạn bè nhưng cứ nơm nớp lo bạn đến nhà. Chi thêm một ông khách là cả nhà nháo nhác, rồi vợ chồng con cái phải nhịn miệng một tháng để dồn hết phiếu đậu, phiếu thịt để làm một mâm cơm đãi khách. Trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, bà mẹ dạy con phải chấm đứng ngọn rau muống vì chấm đứng ngọn rau muống thì không tốn n­ước mắm. Trong một truyện khác, nhà văn Đỗ Thị Hiền Hoà cũng dựng cảnh đón khách. Bà mẹ phải kéo con xuống bếp, dặn con phải từ tốn, nhường thức ăn cho khách rồi bà dùng ánh mắt để chỉ huy con. Mâm cơm khách cũng chỉ chỏng chơ một đĩa trứng rán. Khổ nỗi thằng bé lại thèm trứng quá, cho nên sự lườm nguýt của bà không còn hiệu lực. Bà đành phải giục khách: "Bác gắp đi, gắp nhanh lên, không lũ trẻ nhà em hư lắm". Đọc mà ứa nước mắt... Nhưng những năm ấy, chúng ta lại không đặt vấn đề giáo dục đạo đức trẻ em. Cả nước đói, ai cũng đói nhưng xã hội lại rất trong lành, đi đường không lo bị trấn lột. Đêm ngủ có thể mở toang cửa hóng gió. Đi tàu xe, người ta tranh nhau nhường ghế cho cụ già trẻ con, phụ nữ có thai. Sáng thứ hai nào chào cờ, các thầy giáo cô giáo cũng dành một khoảng thời gian nêu gương những em nhặt được của rơi trả người đánh mất. Bây giờ dường như không còn thấy những cảnh đó nữa. Đời sống đã khá phồn thịnh . Người dân không còn đói nữa. Đã xuất hiện không ít triệu phú, tỉ phú. Còn những anh nhà giàu thì đâu đâu cũng gặp. Đó là kết quả tuyệt vời của công cuộc đổi mới mà Đảng ta chủ xướng. Những người lãng mạn nhất ngày x­a có đến trong mơ cũng chẳng dám nghĩ đến cuộc sống bây giờ. Có điều cuộc sống vật chất phát triển, nh­ng đạo đức xã hội thì lại xuống cấp đến mức báo động.

Nhiều thói hư, tật xấu nảy sinh và len lỏi vào các gia đình. Bố con cũng kiện nhau, đ­a nhau ra toà án. Rồi nạn tham nhũng, nạn mại dâm, nạn ma tuý. Tội ác lan đến tận học đường, gây những thảm cảnh thương tâm. Đó là điều rất đáng lo ngại. Vì thế, giáo dục đạo đức cho thiếu niên, nhi đồng là một điều hết sức cấp thiết. Xin cảm ơn Nhà xuất bản Giáo dục đã có sáng kiến mở cuộc vận động này.  thời buổi phức tạp như hiện nay, lên lớp dạy đạo đức đâu có dễ dàng. Nhà thơ cộng sản Ep - ghê nhi ép -tu-sen-kô từng than thở: "Cuộc đời vốn vậy - Buồn chi thêm buồn - Dạy nhau nên tốt - Càng tức cười hơn ". Bởi thế, đề tài cuộc vận động đặt ra tưởng như rất quen thuộc, dễ dàng, nhưng lại ... hóc, vì khó viết, và có viết được thì cũng rất khó hay. Vậy mà chỉ ít ngày sau khi phát động, đã có hàng nghìn người ở mọi nghành nghề, lứa tuổi trên khắp mọi miền đất nước nồng nhiệt hưởng ứng. Điều ấy chứng tỏ cuộc vận động  đã chạm đến một vấn đề nhạy cảm mà mọi tầng lớp xã hội đều rất quan tâm. Đó là việc day đạo đức cho con trẻ. Tất nhiên số lượng người tham gia đông đảo cũng sẽ chẳng có giá trị gì nếu như các bài viết không hay. Điều rất mừng là cuộc vận động có không ít tác phẩm đã thật sự đạt đến giá trị nghệ thuật. Hơn sáu nghìn cách dạy các em hướng tới cái đẹp, cái thiện. Nhiều khi chỉ vẻn vẹn mấy trăm âm tiết, tác giả vẫn dựng được thành truyện ngắn, có cốt truyện, nhân vật, có khi chỉ vài câu đối thoại ngắn gọn mà hiện hết tính cách nhân vật. Văn viết nhuần nhuyễn, chắt lọc, xúc động mà lại rất tinh tế. Các em học đạo đức mà không biết mình đang học đạo đức. Đấy mới đúng là cách dạy đạo đức cho trẻ em. Viết truyện đạo đức mà viết được như thế là tài lắm.

Bây giơ, cuộc thi đã kết thúc, 35 tác phẩm của 35 tác giả đã được trao giải. Nhiều truyện hay của cuộc thi cũng được Nhà xuất bản Giáo dục chọn in trong hai tập Những câu truyện bổ ích và lí thú và hàng loạt truyện tranh.

Tuy thế điều gây ấn tượng lớn nhất đối với tôi trong cuộc thi này lại là cách chấm thi. Ngành giáo dục vốn có kinh nghiệm trong việc tổ chức thi cử. Tất cả những bài tham dự cuộc thi đều đT­ợc cắt phách và ghi số báo danh. Có truyện hay đến lạ lùng, tôi lại đâm tò mò, muốn biết tên tác giả, cũng một phần vì Ban khoa giáo của Đài truyền hình Việt Nam muốn nhờ tôi viết một kịch bản phim cho thiếu nhi. Tôi muốn chuyển cái truyện sang kịch bản truyền hình, vì vậy mà cần phải bàn với tác giả. Tôi tìm đến toà báo đã công bố truyện. Biên tập viên bảo: "Anh phải hỏi tổng biên tập. Chắc Tổng biên tập biết". Tôi đến Tổng biên tập. Tổng biên tập lắc đầu: "Làm sao mà tôi có thể biết đ­ợc tác giả là ai? Anh phải hỏi đến Ban tổ chức cuộc vận động". Tôi đến Ban tổ chức cuộc vận động: "Ôi, cái này thì ông cứ phải hỏi ông Ái. Chuyện này chắc ông Ái biết". Tôi gõ cửa Giám đốc Nhà xuất bản giáo dục Ngô Trần Ái. Ông nhìn tôi với cặp măt hết sức lạnh lùng: "Thế ông thấy truyện ấy sao? Nó hay hay dở?. "Hay. Truyện hay! ". "Nếu tất cả các thành viên Ban chung khảo cũng đánh giá nh­ ông thì nó... đúng là một truyện ngắn hay".

Tôi hỏi về tác giả ông Trưởng ban chỉ đạo cuộc vận động lại tiết lộ về.. chất lượng tương lai mang tính ước đoán của tác phẩm. Mãi đến hôm tổng kết và trao giải thưởng cuộc vận động, tôi mới biết khá nhiều nhà văn mà tôi yêu kính và luôn coi họ là bậc thầy của mình đã giành được giải khuyến khích, và nhà thơ Vương Trọng - ông thi sĩ cùng cơ quan - hoá ra cũng im ỉm dự thi và giành được giải nhì...

                                    (Bài đăng báo Nhân dân số ra ngày 29/11/2001)

 

Bài số 2:  Những tấm lòng với tuổi thơ

(Hương giangH - Kim Sơn)

Trong sự nghiệp trồng người, cái gốc là giáo dục đạo đức cho thiếu niên, nhi đồng. Vì như ông Ngô Trần Ái - giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục: "mảnh đất tâm hồn trong trắng của các cháu không sớm gieo mầm hoa thơm trái ngọt, thì cỏ dại và trái đắng sẽ nhanh chóng mọc lên". Do vậy sáng kiến viết truyện ngắn giáo dục đạo đức cho thiếu niên, nhi đồng của  Nhà xuất bản Giáo dục mang một ý nghĩa đặc biệt, Vì thế loại truyện ngắn dễ đi vào tâm hồn trẻ thơ, dễ để lại ấn tượng sâu đậm trong ký ức tuổi thơ nhất. đó chính là cách giáo dục đạo đức cho lứa tuổi thiếu nhi sinh động, tự nhiên và hiệu quả nhất.

 Kêt quả cuộc vận động là một "dải ngân hà vằng vặc và hùng vĩ..."

Sau một năm phát động cuộc vận động (từ 130t/11/2000 đến 15/10/2001), Ban tổ chức đã nhận được 6.033 tác phẩm dự thi của 4.355 tác giả thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần xã hội và nhiều dân tộc khác nhau: từ các cháu 7 tuổi học lớp 2 đến các cụ già 82 tuổi; từ những nhà văn có tên tuổi đến những người lần đầu tiên cầm bút sáng tác; từ các thầy cô giáo đang giảng dạy đến các em sinh viên học sinh, từ dân tộc kinh đến các dân tộc anh em ít ng­ời nh­ Bân, Khơ Me, Gia Rai, tày, Nùng, dao...; từ những tác giả ở thành phố, thị trấn đến các tác giả ở những vùng cao nguyên, hải đảo và xa hơn là ở tận Cộng hoà Séc, cộng hoà liên bang Đức...

Trong suốt một năm vận động và thực hiện cuộc vận động, có nhiều truyện hết sức cảm động về nhiệt tâm của các tác giả tham dự. Đó là tâm sự của cụ Nguyễn Văn Chương, 72 tuổi, quê ở Bình định: Không thể không cầm bút viết để giáo dục con cháu mình. Đó chẳng những là lương tâm, còn là trách nhiệm của chúng tôi". Đó là sự nhiệt tình của các thầy, cô giáo đã nghỉ hưu ở Thái bình không quản xa xôi đến tận Nhà xuất bản Giáo dục gửi  bài vì "gửi Bưu điện sợ thất lạc"! Đó là tấm lòng của các cụ Trương Quang Liêm (số nhà 3/3 đ­ờng Hoàng Văn Thụ, tp. Cần Thơ) và cụ Đào Quang Giá (Hải D­ơng) đều đã 82 tuổi, đã trải gần hết cuộc đời mình vẫn đau đáu một nỗi niềm về trách nhiệm với việc dạy dỗ con trẻ hôm nay. Đó là lời trăng trối xúc động của cụ Phạm Khánh Cao, 74 tuổi ở khu tập thể Bách Khoa, Hà Nội - người đã gửi dự thi 12 truyện ngắn sau khi cuộc thi vừa mơí được phát động; trước khi từ giã cõi đời, cụ dặn dò cụ bà tiếp tục theo dõi cuộc thi...

Ghi nhận những tấm lòng cao quý của các tác giả dự thi đặc biệt nàyG, giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục đã bộc bạch chân tình: "từ những tấm gương đầy cảm động trên, có thể nói rằng: những bậc cha anh chúng ta là nhưng người rất mực nhân hậu, chí tình, bằng lương tâm, trách nhiệm, dành tình thương cho các cháu thiếu niên, nhi đồng. Tình thương ấy quý hơn cả non vàng...dù lứa tuổi, thành phần xã hội, dân tộc, khoảng cách không gian khác nhau, nhưng có điểm chung nhất là các tác giả thể hiện sự chăm lo đến đạo đức của thế hệ trẻ và dành những tình cảm nồng hậu cho kì thi"

Với 6033 tác phẩm dự thi của 4.355 tác giả, cuộc thi đã thực sự thành công. Hầu hết các tác phẩm dự thi đều bám sát các chủ đề đã nêu: trau dồi, rèn luyện đạo đức truyền thống của dân tộc Viêt Nam, thực hiện năm điều bác Hồ dạy, xây dựng con người mới - những chủ nhân tương lai của đất nước, tập trung vào mối quan hệ gia đình, nhà trường, xã hội, đất nước, con người. Thành công của các tác phẩm là đã đề cập đến tình yêu thương con người dưới các góc độ khác nhau.

Mà bao trùm là lòng nhân ái mang ý nghĩa nhân văn. Đó là tình cảm gia đình, tình làng, nghĩa xóm, tình thầy trò, bè bạn, tình cảm với thiên nhiên và loài vật.

Đề tài về gia đình và nhà tr­ờng chiếm khoảng 60% các tác phẩm dự thi và được đề cập ở khía cạnh: kính trọng và biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo; cảm thông, chia sẻ những khó khăn của bạn bè và những người xung quanh; ca ngợi sự trung thực, thẳng thắn trong quan hệ bạn bè, phê phán thói xấu trong học tập, ứng xử hàng ngày; yêu thương các con vật nuôi, bảo vệ cảnh quan môi tr­ờng.

Theo ông Đỗ Quốc AnhT - Tổng biên tập Tạp chí Thế Giới mới - cuộc vận động viết truyện ngắn giáo dục đạo đức cho thiếu niên, nhi đồng của  Nhà xuất bản Giáo dục là một  sáng kiến hay và rất có ý nghĩa trong tình hình một bộ phận học sinh đang có biểu hiện xuống cấp về đạo đức, lối sống. Điểm đặc biệt của cuộc vận động này là bên cạnh sự hưởng ứng của đông đảo người viết truyện còn có sự tham gia của 7 cơ quan báo, đài. Riêng tạp chí Thế Giới Mới, bên cạnh việc đăng tải nhiều truyện dự thi, còn tổ chức cuộc thi "Đi tìm bài học đạo đức" với hơn 25000 lượt bạn đọc tham gia bình chọn, bình luận về các truyện hay, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc như một loại "giáo khoa thư đạo đức" của thời đại ngày nay.

Ông Ngô Trần Ái đã xúc động khẳng định tại buổi lễ tổng kết và trao thưởng: kết quả cuộc vận động là một dải ngân hà vằng vặc và hùng vĩ, và trước hết đó là thành quả to lớn của các tác giả, những người hết lòng vì con trẻ, vì tương lai đất nước... Trên sáu nghìn tặng vật quý giá mà các tác giả đã tặng cho Nhà xuất bản Giáo dục. Đây là những hạt giống tốt lành cần phải được giữ gìn để gieo trên cánh đồng tâm hồn tuổi trẻ, là một bức tường thành bảo vệ những giá trị truyền thống đạo đức của dân tộc và ngăn ngừa cái ác...

Ч­ợc biết Nhà xuất bản Giáo dục đã và sẽ in nhiều tập truyện giáo dục đạo đức theo từng lứa tuổi, chủ đề mà bản thảo đ­ợc chọn lọc từ chính những truyện dự thi.

 

Những tâm sự đồng thanh tương ứng...

Châu SócC Kha - giáo viên dân tộc khơ me (đoạt giải khuyến khích tâm sự"®: giáo dục đạo đức không ở đâu xa mà ngay ở quanh mình. Truyện những đứa con xa xôi của tôi cũng vậy, nội dung cũng chứa đựng những nét đặc biệt của quê hương. Viết cho học sinh nhỏ rất khó vì phải thể hiện đúng giọng hồn nhiên, vô tư, chân thành của trẻ con. Nhiều khi tôi phải đi chung với học sinh vào dịp dã ngoại để lắng nghe chúng nói chuyện với nhau và đưa những ngôn ngữ của các em vào tác phẩm".

Tác giả Phạm Đỗ Thái Hoàng với tác phẩm đoạt giaỉ nhất Hoa Thơm thảo nói về nghề giáoT, nghề viết văn của mình: "Có thể vì tôi làm nghề dạy học nên rất khắt khe về ngôn từ. Truyện này tôi viết đi viết lại 12 lần, từ nào mòn sáo là tôi bỏ, khó nhất là kết cấu vì đây là truyện ngắn. Hoa thơm thảo khẳng định giá trị của thế hệ đi trước qua hình tượng ng­ời thương binh đã từng lấy máu bảo vệ Tổ quốc nhưng có một triết lí là không bắt ai khổ vì mình. Sự chăm sóc và thương cảm của các em học sinh đã khiến cho ng­ời thương binh ấy thấy sự hi sinh của mình là không vô nghĩa."

Nhà giáoN, nhà văn Trần Quốc Toàn - phóng viên tạp chí Thế giới mới đoạt giải nhì với tác phẩm Đi thăm ông nội, cho biết: "Tôi viết tác phẩm này từ một câu chuyện có thật trong gia đình. Đúng là nếu không có cuộc vận động này thì tôi cũng không viết. Nhiều nhà văn khác cũng vậy, nếu không có cuộc vận động, họ cũng không viết vì còn mải mê kiếm sống. Cái hay của cuộc vận động này là nhà tổ chức đã cố gắng dung hoà được tính chất xã hội và chuyên nghiệp của những tác phẩm tham dự".

Tại lễ tổng kết và trao giải thưởng T, Vở kịch Giả và thật (chuyển thẻ từ truyện ngắn Tiền và lửa của tác giả Hoàng Đình Quang) đã được trình diễn. Kết cấu kịch bản đơn giản nh­ng ý nghĩa thật sâu sắc: một em bé nghèo đi bán vé số nhận phải những đồng tiần giả. Người bà dù đang trong cảnh ốm đau, túng bấn vẫn quyết định cùng em bé mang đốt những đồng tiền giả để một mình gánh chịu thiệt thòi, chứ quyết không để người khác phải nhận những đồng tiền này. Tác giả kịch bản Lê Thống Nhất, hiện là thư kí toà soạn tạp chí Toán học và tuổi trẻ (thuộc Nhà xuất bản Giáo dục) và đạo diễn sân khấu Hoàng Quang thiện là những người tạo nên thành công của vở kịch. Điều đặc biệt là các diễn viên không chuyên đều đang công tác tại Nhà xuất bản Giáo dục, vì đặc biệt yêu thích truyện ngắn giáo dục đạo đức nên đã nhiệt tình tham gia.

Tác giả kịch bản Lê Thống Nhất cho biết: " Vở kịch  có tên là Giả và thật vì nếu lấy tên của truyện ngắn Tiền và Lửa, người xem sẽ đoán được người ta sẽ đốt tiền giả; mà kịch bản lại muốn làm nổi bật tư tưởng của truyện là đạo đức giả và đạo đức thật. Đây là vở kịch có tính "thử nghiệm" để cho các nơi hưởng ứng cuộc thi sẽ biến những truyện ngắn của cuộc thi này thành hình thức câu lạc bộ sân khấu, giúp cho truyện ngắn đến với độc giả một cách sinh động và hấp dẫn hơn".

Đạo diễn Hoàng Quang Thiện nhận xét §:"Tiền và lửa mang tính kịch cao, xung đột kịch chính là chi tiết tiền giả. Là người đã từng học đạo diễn ở nước ngoài về, đạo diễn những vở kịch lớn, nhưng làm đạo diễn cho một tiểu phẩm của một cuộc vận động như thế này, tôi vẫn thấy thích thú. Đây là một tác phẩm hay về tinh thần nhân đạo".

                             (Bài đăng tạp chí thế giới mới, số  465, ra ngày 3.12.2001)

 

Bài số 3:  Tôi ước muốn trái đất là một ngôi nhà thân thiện

Y Ban

Một người mẹ chịu đau khổ tột cùng vì một căn bệnh đã biết vươn dậy, làm lụng để nuôi đứa con được học hành tử tế. chỉ có cách đó bà mới xua tan nỗi sợ hãi trong chính đứa con của bà và đứa con đó đã đem ánh sáng khoa học để xua tan những định kiến, nỗi sợ hãi.

ý tưởng khi viết truyện ngắn Ngôi nhà thân thiện là hình ảnh của người phụ nữ nông dân chân quấn xà cạp, mặt bịt chiếc khăn đen, vai quẩy gánh mà ta có thể bắt gặp bất cứ đâu trên những con đường thôn quê. Một người phụ nữ nông dân dù khoẻ mạnh thì cũng rất vất vả trên đồng ruộng để kiếm kế sinh nhai. Họ như quên thân phận của mình để lo cho chồng, cho con.

Người phụ nữ nông dân trong truyện ngắn được đẩy lên bị ma hủi ăn để tạo tình huống hấp dẫn cho truyện. Còn bao trùm truyện ngẵn đó là hình ảnh người mẹ, người phụ nữ Việt Nam.

Tôi đã nhập vào nhân vật QuyênT, cô bé học lớp 6, khi nhớ lại cái thuở lên 9, lần đầu tiên mẹ cho đi dã ngoại, là sang làng bên ăn cỗ. Tôi không nhớ rằng mẹ có nói với tôi điều này không: "ý tứ, đừng nghịch ngợm, con gái lớn rồi đấy". Nh­ng tôi còn nhớ rất rõ tôi đã mỏi nhừ chân thế nào! Tôi còn nhớ tôi đã rất muốn ngồi lên sau xe đạp mẹ đang dắt nh­ng ngại ngùng không nói ra. Cuối cùng cũng đến nơi. Đó chính là chiến thắng đầu tiên của tôi.

Cũng cái thời đấy có một ngôi nhà ở cuối làng nơi tôi sốngC, bọn trẻ kháo nhau: ngôi nhà có ma. Cứ mỗi lần có việc qua đấy, bọn trẻ con chúng tôi co chân chạy, đứa nọ chạy quằng vào đứa kia, ngã bươu cả đầu. Một lần kinh hoàng nhất là khi có người hô: "Ma hủi về làng đấy". Người lớn, trẻ con chạy xô về nhà đóng chặt cửa. Tim tôi đập như muốn xé lồng ngực để nhảy ra ngoài. Rất lâu tôi mới dám hé mắt nhìn qua cửa sổ. Đúng lúc đó có một người đàn ông với gương mặt hiền lành khoác chiếc bao tải rách đi qua.

Những kí ức ngày bé và nỗi sợ hãi đó vẫn in đậm trong tôi. Nỗi sợ hãi ây sẽ tồn tại trong mỗi con người chúng ta mãi mãi nếu không có ánh sáng của khoa học chiếu rọi.

Và điều cuối cùng tôi muốn gửi gắm ở câu chuyện này làV: hãy biết dùng lời khen đối với trẻ em. Một lời khen để động viên đúng lúc sẽ giúp trẻ làm được nhiều việc tốt và tự hoàn thiện nhân cách trẻ rất nhiều. 

              (Bài đăng báo giáo dục và thời đại chủ nhật, số 49 ra ngày 9.12.2001)

 

Phần II: 35 tác phẩm đựơc giải cuộc vận động viết truyện ngắn giáo dục đạo đức cho thiếu niên, nhi đồng

          Nội dung các tác phẩm tập trung nhiều nhất về tình yêu thương con người mà bao trùm là lòng nhân  ái mang ý nghĩa nhân văn rõ rệt. Đó là tình yêu đất nước; lòng kính trọng và biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo, thương binh, liệt sĩ; sự cảm thông, chia sẻ những khó khăn với những người xung quanh; ý thức giúp đỡ bạn bè có hoàn cảnh éo le và thiếu thốn...

        Cảm hứng chủ đạo của hầu hết các tác phẩm là: Ca ngợi sự trung thực, thẳng thắn trong quan hệ bạn bè; phê phán thói xấu trong học tập,  trong ứng xử; kêu gọi tình th­ơng các con vật nhỏ bé, thái độ bảo vệ cảnh quan môi tr­ờng.

        Đến với những truyện ngắn chứa chan ấm áp tình ng­ời của các tác giả đoạt giải, người đọc không có cảm giác mình đang bị nghe những bài học đạo đức trong tâm thế đón nhận gượng ép. Thật tự nhiên, thật lôi cuốn, người thưởng thức sẽ thấm thía bao bài học nhân sinh sâu sắc sau khi gặp gỡ, đối  thoại, kiểm nghiệm mình với từng hình tượng nhân vật. Mỗi tác phẩm tựa nh­ một dòng sông - miệt mài, kiên nhẫn chuyên chở và bồi đắp phù sa màu mỡ cho mảnh đất nhân cách, tâm hồn.

       Bạn đọc thân mến! nhiều nhà văn chuyên nghiệp từng phát biểu, sáng tác văn học về đề tài giáo dục đạo đức rất khó, và nếu viết cho hay sẽ còn khó hơn nhiều.

          Trong việc thưởng thức văn học, lại có quan niệm cho rằng những tác phẩm được sáng tác nhằm giáo dục tư tưởng đạo đức thì sẽ không mấy khi có được sự hấp dẫn.

           Nhưng các bạn hãy cùng đọc những trang văn chắt lọc từ bao tình cảm yêu thương với sự dụng công nghệ thuật của những  người cầm bút  ở đây, các bạn sẽ thấy quan niệm ấy ch­a hẳn đã đúng. 35 tác phẩm được giải đã v­ợt qua những thử thách khắc nghiệt của loại hình nghệ thuật ngôn từ để vươn tới sự hài hoà giữa phương diện tư tưởng và nghệ thuật trong mỗi hình tượng. Điều đó chứng tỏ sự nỗ lực, nhiệt tâm, tài năng của các tác giả.

           35 tác phẩm được giải cấu trúc thành 5 năm phần:

                  I. Hoa thơm thảo

                  II. Đi  thăm ông nội

                  III. Bạn đường rừng

                  IV. Chị Dịu

                  V. Con chim không hót

          Mỗi phần hàm chứa một nội dung, một mảng đề tài, một chủ đề nhất định. Là tập hợp của 35 tác phẩm, mỗi tác phẩm mang một giọng điệu riêng, một cách thể hiện riêng, nhưng bạn có thể thấy rất rõ các truyện ngắn trong mỗi phần và các truyện của 5 phần có nhiều điểm hài hoà, để tạo thành một mạch văn chảy suốt. Nào chúng ta cùng theo dõi nhé:

 

I. Hoa thơm thảo

1. Hoa thơm thảo - Giải nhất / Phạm Đỗ Thái Hoàng. - tr. 10- 14

2. Mùa chim cu làm tổ - Giải nhất / Trần Hữu Tòng. - tr. 26-31 

3. Ngôi  nhà thân thiện - Giải nhất / Y Ban . - tr. 32-36

4. Những lá xương sông - Giải nhì/ Đỗ Tuyết Nga . - tr.18- 21

5. Cái Gái và bà cụ Mít - Giải ba / Mỵ Lan. - tr.22- 25

6. Điều thằng Lượng không nói thật - Giải ba /Nguyễn Văn Đệ. - tr. 42-46

7. Cô bé làng Chăm - Giải khuyến khích / Hồ Việt Khuê. - tr.15- 17

8. Hai cậu bé - Giải khuyến khích /Việt Linh. - tr. 37- 41

9. Cô chủ quán nhỏ - Giải khuyến khích / Triệu Tuấn Trung. - tr. 47-51

10. Ngọn gió và cậu bé tật nguyền - Giải khuyến khích /Lương Đình Khoa - tr. 52-54

 

II. Đi thăm ông nội

1. Đi thăm ông nội - Giải nhì/Trần Quốc Toàn. - tr. 56-59

2. Mục đồng phố núi - Giải nhì/Vương Trọng. - tr. 65-71

3.Chuyện một ngày đàng - Giải ba / Huệ Văn . - tr.60- 62

4. Bàn tay nhựa và cái nắm đấm dạ  - Giải ba / Trần Thị Ngọc Hồng . - tr.63- 64

5. Mẹ của mình - Giải ba / Trần Duy Ph­ơng . - tr.74- 75

6. Điểm tám - Giải ba / Nguyên Hương . - tr.83- 86

7. Phòng ngủ có máy lạnh - Giải ba /Triều Khanh . - tr.87- 89

8. Minh và Tú - Giải ba /Trần Ngọc ánh . - tr.93- 95

9. Hai mẹ con - Giải khuyến khích / Trần Quang Chánh. - tr. 72-73

10. Trông trăng - Giải khuyến khích / Phan Cao Toại. - tr. 77- 82

11. Bài văn tả cô giáo - Giải khuyến khích / Vũ Thị Thìn. - tr. 90- 92

12. Cái đẹp - Giải khuyến khích / Hạ Huyền. - tr. 96- 98

 

III. Bạn đường rừng

1. Cái kết của câu chuyện ngụ ngôn núi - Giải nhì/Nguyễn Hoa L­. - tr. 109-112

2. Bạn đường rừng - Giải khuyến khích / Nguyễn Thị Lệ Thu. - tr. 100- 104

3. Nhừng đứa con xa nhà  - Giải khuyến khích / Châu Sóc Kha. - tr. 105- 108

 

IV. Chị Dịu

1. Chị Dịu -  Giải nhì/ Bùi Năng Ngân Hà. - tr. 114-117

2. Bà... - Giải ba / Phong Thu . - tr.126 - 128

3. Tiếng rao - Giải ba / Nguyễn Quang Thân. - tr.129 - 132

4. Người làm thuê - Giải khuyến khích / Vũ Thị Hồng Điệp. - tr. 118- 120

5. Bà bán bánh khoai n­óng- Giải khuyến khích / Bùi Bình Định. - tr. 121- 125

6. Ông già trước cổng trường - Giải khuyến khích / Lưu Kiều Nga. - tr. 133- 1]K

 

V. Con chim không hót

1. Tiền và lửa -  Giải nhì/  Hoàng Đình Quang. - tr. 142-145

2. Chùm na dai - Giải ba / Phạm Lương Thản . - tr.146 - 148

3. Con chim không hót - Giải khuyến khích / Trần Hiệp Nghi. - tr. 138- 141

4. Làm bể đồ chơi của bố - Giải khuyến khích /Đặng Thị Đức Liên. - tr. 149- 150

 

Phần III: Tập truyện đọc thêm môn  Đạo đức và môn Tiếng Việt ở Tiểu học - Điều ước sao băng

(Nguyễn Kim Phong và Nguyễn Văn Tùng tuyển chọn)

 

          Điều ước sao băng gồm các tác phẩm  thuộc các chủ đề về lòng yêu  thương kính trọng, biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, tính khiêm tốn, tình bạn, ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường xung quanh,... Song cái thú vị hơn cả ở các tác phẩm lại chính là cách kể chuyện thật có duyên, gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc. ở đó có bao điều mới lạ, đáng yêu cần đ­ợc chia sẻ, cảm thông. Nếu bạn  muốn có những phút giây rong ruổi với những ng­ời bạn nhỏ tuổi  trên mọi nẻo đường, thì  hãy cùng đọc tiếp những trang văn, những cảnh đời...

1. Ngày vui của bé / Nguyễn Thị Thuý Hồng. - tr. 5-8

2. Hạt gạo nếp / Dương Thu Hằng. - tr.8-12

3. Cu Con và những chiếc vại đội nón / Hải miên. - tr.13-18

4. Nhà có chuột / Mãn Đ­ờng Hồng. -tr.18-22

5. Cô Lểnh / 22-26

6. Tình bạn /Phan Anh Hoà. -tr.27-29

7. Niềm vui / Nguyễn Anh Kiệt. - tr.30-3

8. Cách học của Hiếu / Nguyễn Quốc Văn. - tr.35-39

9. Học phí tuổi thơ/ Trần Quốc Tiến. -tr.40-45

10. Mẹ muốn được như bác xe rác / Nguyễn Đình Quảng. -tr.4548

11. Điều ước sao băng / Hồ Ph­ớc Quả. -tr.49-56

12. Tiếng chim / Vũ Trọng Thanh. -tr.57-63

13. Cái lẹm móc cua của bà / Văn tuế. -tr.63-66

14. Quê nội / quỳnh Vân. -tr. 67---70

15. Bức tranh quuê / Lan Phương. -tr.70-74

16. Bàn chân ông nội / Đàm Quang May. -tr.74-78

17.Cái thước gỗ tày của ông / Cao Chiến. -tr.78-82

18. Ông và bố /Đinh Dũng Toản. -tr83-85

19. Con chim lạ/Triều Khanh. -tr.85-91

20. Cá vượt đẻ /Vũ Kiên Ninh. -tr.92-96

21. Trứng chim / Trần Thị Hiệp. -tr.97-99

22. Con đom đóm loé sáng / Lê Tấn Hiển. -tr.100-108

23. ếch và Cóc / Dương Quốc Hải. -tr. 108-110

24. Chuột con dại dột / Hồ Tĩnh Tâm. -tr.111-112

25. Cún con và mèo m­ớp/ Nguyễn Hoà. -tr.113-117

26. Chàng chim sẻ huênh hoang / Từ Quốc hoài. -tr.118-123

27. Suối nguồn và dòng sông / Nguyễn minh Ngọc. -tr.123-125

28. Chú vịt con lạc đàn / Hạ Huyền. -tr.126-132

29. Nỗi buồn của sóc / Phong Thu.-tr. 132-133

 

Phần IV: Tập truyện đọc thêm môn Giáo dục công dân và môn Ngữ văn ở THCS - Dấu lặng của rừng

 (Nguyễn Kim phong và Nguyễn Văn Tùng  tuyển chọn)

 

Dấu lặng của rừng bao gồm những tác phẩm thể hiện các chủ đề về lòng vị tha, tính can đảm, mưu trí, trung thực, tình yêu thương cộng đồng, yêu quê hương đất nước,...Mỗi câu chuyện đưa ta đến với một gia đình, một miền quê, một tình huống, một quan hệ...

1. Chiếc lá thuộc bài / Phạm Khắc trí. -tr.5-11

2. Ngôi nhà bên kia đường /Tạ Chu Quý. -tr.12-16

3. Bạn cùng số nhà / Hoàng Minh Châu. -tr.17-21

4. Ngọn gió lành / Nguyễn Quang Sáng. -tr.22-30

5. Chú bò ba bớt /Lê Văn Vọng. -tr. 31-35

6. Quả chanh còm / D­ơng Tùng. -tr.36-41.

7. Bài học tình cờ / Nguyên Hương. -tr. 41-50

8. Mẹ kế / Trịnh Thu Hương . - tr. 51-56

9. Sông quê / Phan Lê Sĩ. - tr. 56-62

10. Quê nội / Vũ Thị Kim Chi . - tr. 63-66

11. Tiếng chim /Quý Thể . - tr. 67- 73

12. Nhà kiếm tiền / Nguyễn Đình Quảng . - tr. 74-79

13. Thuý Kiều đánh đàn gì?/ Đặng Ngọc Diệp . - tr. 80 - 84

14. Một buổi tới trường / Đoàn Hữu Nam . - 85- 89

15. Mùa hái nấm / Lê Nam ích. - tr. 90-96

16. Gia đình / Nguyễn Phương Mai. - tr.96-100

17. Tấm ảnh chụp chung / Lê Bính  . - tr. 100- 103

18. Điều muốn nhắn gửi / Mai Thu Hương. - tr.103-106

19. Chiếc hoa dâm bụt / Bùi Đình Định. - tr. 107-111

20. Tết Đoan Ngọ / Ngô Văn Phú. - tr.111- 115

21. Mộ hổ táng / Trần Hữu Dinh. - tr. 116- 119

22. Dấu lặng của rừng / Nguyễn Văn Sang. - tr. 120-125

23. Khu vườn xanh tiếng chim / Phạm Đỗ Thái Hoàng. - tr. 126-131

24. Con cá của ông công / Trần Quốc Tiến. - tr. 132-13

25. Những chú chim chào mào / Hoàng Nhật Tuyên. - tr. 137-143

26. Hai quả lựu đạn chày / Phạm Minh Thu. - tr. 143-149

27. Trước ao / Hạ Huyền. - tr. 150- 155

28. Thằng phốc với con cá heo con / Nguyễn Văn Đệ . - tr. 155- 161

29. Chú Tuấn / Nguyễn NgọcTâm. - tr. 161-166

30. Mùa cà chín / Nguyễn Thị Bích Thiêm. - tr. 166-1]T

 

Bạn đọc thân mến! Các bạn vừa đọc xong  thư mục "Truyện ngắn giáo dục đạo đức cho thiếu niên, nhi đồng". Bây giờ thì các bạn dễ dàng tìm được những tác phẩm, những câu chuyện bạn yêu thích mà không mất nhiều thì giờ phải không nào? Trong quá trình biên soạn không tr¸nh khái thiÕu sãt, rÊt mong  c¸c b¹n  ®ãng gãp ý kiÕn ®Ó th­ môc sau hoµn thiÖn h¬n.

Xin ch©n thµnh c¸m ¬n!

                  Ng­êi biªn so¹n

                 Ph¹m ThÞ Nh©m

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
30 năm, một khoảng thời gian không dài so với lịch sử của nhiều ngôi trường, nhưng đối với các thế hệ thầy giáo, cô giáo và học sinh Trường THCS Nguyễn Lương Bằng, đó là một “hành trình” khô ... Cập nhật lúc : 21 giờ 58 phút - Ngày 12 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
TỔ CHỨC KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO HỌC SINH Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT- BYT- BGDĐT ngày 12/5/2016 của BGD&ĐT và Bộ y tế về việc quy định công tác y tế trường học; ... Cập nhật lúc : 18 giờ 38 phút - Ngày 8 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Sáng ngày 20/11/2023, trường TH CS Nguyễn Lương Bằng long trọng tổ chức kỉ niệm 41 năm ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2023)! ... Cập nhật lúc : 16 giờ 45 phút - Ngày 23 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Trường THCS Nguyễn Lương Bằng (tiền thân là Trường Phổ thông Năng khiếu Ninh Thanh) được thành lập vào năm 1993. Từ ngày 10.8.1997, trường vinh dự được mang tên nguyên cố Phó Chủ tịch nước ... Cập nhật lúc : 7 giờ 34 phút - Ngày 5 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2023), trường THCS Nguyễn Lương Bằng đã tổ chức Hội giảng nhằm đẩy mạnh phong tr ... Cập nhật lúc : 7 giờ 26 phút - Ngày 5 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng hút thuốc lá ở học sinh, cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường, đồng thời định hướng cho các em học sinh hướng đến một lối sống lành mạnh không hút thuốc ... Cập nhật lúc : 20 giờ 48 phút - Ngày 14 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
𝑯𝒖̛𝒐̛̉𝒏𝒈 𝒖̛́𝒏𝒈 𝒕𝒖𝒂̂̀𝒏 𝒍𝒆̂̃ 𝒉𝒐̣𝒄 𝒕𝒂̣̂𝒑 𝒔𝒖𝒐̂́𝒕 đ𝒐̛̀𝒊 𝒏𝒂̆𝒎 2023 𝒗𝒐̛́𝒊 𝒄𝒉𝒖̉ đ𝒆̂̀ "𝑿𝒂̂𝒚 𝒅𝒖̛̣𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒏𝒈 𝒍𝒖̛̣𝒄 𝒕𝒖̛̣ 𝒉𝒐̣𝒄 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒌𝒚̉ 𝒏𝒈𝒖 ... Cập nhật lúc : 23 giờ 56 phút - Ngày 12 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Nhân dịp kỉ niệm 30 năm ngày thành lập trường, nhóm cựu học sinh niên khoá 1998 – 2002 đã tri ân nhà trường, thầy cô bằng nhiều hình thức thiết thực và thể hiện tấm lòng chân thành nhất của ... Cập nhật lúc : 15 giờ 33 phút - Ngày 24 tháng 9 năm 2023
Xem chi tiết
Thực hiện hướng dẫn của LĐLĐ huyện về việc hướng dẫn các đơn vị tổ chức Hội nghị CBVC năm học 2023-2024; được sự nhất trí của UBND huyện, PGD &ĐT huyện Thanh Miện; ... Cập nhật lúc : 17 giờ 16 phút - Ngày 17 tháng 9 năm 2023
Xem chi tiết
Hòa trong không khí sôi nổi, hào hứng của ngành giáo dục cả nước đón chào năm học mới 2023-2024, sáng ngày 5/9/2023, giữa tiết trời thu dịu dàng, thầy và trò trường THCS Nguyễn Lương ... Cập nhật lúc : 16 giờ 51 phút - Ngày 17 tháng 9 năm 2023
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Xep giai Danh sach HSG 6_ 8 nam 2012-2013
Kết quả HSG huyện năm 2012-2013
Đề thi Giải toán trên máy tính cầm tay huyện Thanh Miện năm học 2012 - 2013
Tập huấn hè 2012 môn Giải toán trên máy tính CASIO
Tài liệu tập huấn hè 2012 môn Toán
Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS môn Toán
Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS môn Vật lí
Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS môn Hóa học
Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS môn Sinh học
Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS môn Lịch sử
Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS môn anh
Đề thi và hướng dẫn chấm môn Ngữ văn đợt 1 - Kì thi tuyển sinh THPT tỉnh Hải Dương
Đề thi và hướng dẫn giải môn toán đợt 1 - Kì thi tuyển sinh THPT tỉnh Hải Dương
Đáp án HSG Toán 6 Năm học 2010-2011
Đáp án HSG Ngữ văn 8. Năm học 2010 -2011
12345678
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Công khai nhà trường năm học 2022- 2023
t5_cong_khai_nha_truong__nam_2022-2023
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÔNG KHAI 36
Biên bản niêm yết công khai
Công khai nhà trường năm học 2021- 2022
Công khai nhà trường năm học 2020- 2021
Kế hoạch hướng dẫn học sịnh tự ôn tập tại nhà trường trong thời gian nghỉ học để phòng chống dịch do virut Corona gây ra từ (ngày 17/2/2020 đến ngày 29/2/2020)
Kế hoạch hướng dẫn học sịnh tự ôn tập tại nhà trường trong thời gian nghỉ học để phòng chống dịch do virut Corona gây ra từ (ngày 8/2/2020 đến ngày 16/2/2020)
Kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp nCoV năm 2020
Hướng dẫn thực hiện phụ cấp thâm niên cho nhà giáo
Công khai nhà trường năm học 2019- 2020
Công_khai nhà_trường_ năm 2018-2019
Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên năm học 2018 - 2019
Thông báo về việc thực hiện các khoản thu trong các đơn vị trường học trên địa bàn huyện Thanh Miện.
Thông báo ý kiến kết luận của chủ tịch UBND huyện tại HN 12/9/2017 (đánh giá công tác thu, chi các khoản đóng góp của học sinh năm học 2016-2017 và triển khai kế hoạch hướng dẫn công tác thu, chi các khoản đóng góp của học sinh năm học 2017- 2018)
12345678910...