Các nhà văn, nhà thơ, những nhân vật có
tên tuổi trong xã hội, trong văn chương bên cạnh những kiệt tác để đời
còn có những giai thoại lý thú nói riêng về họ. Chính vì vậy, giai thoại
văn học là một loại văn chương vừa có tính chất bác học, lại vừa có tính
chất truyền miệng, mang trong cốt cách của nó nhiều nét dân tộc độc đáo
đầy sức hấp dẫn.
Vào thứ Bảy hàng tuần, chuyên "Giai thoại Văn học" của NetCodo xin giới thiệu với bạn đọc một số giai thoại chọn lọc bổ ích và thú vị.
Mời bạn đọc cùng thưởng thức!
NGƯỜI LÁI đò cho sứ Tống
Sau khi thoát khỏi ách đô hộ của phong
kíên Phương Bắc, buổi đầu độc lập, nước ta còn ít người giỏi văn thơ
chữ Hán,. Phần nhiều chỉ có các nhà sư là nhiều chữ nghĩa nhất và có ảnh
hưởng quan trọng trong triều ngoài nội.
Năm 987, vua Nhà Tống sai Lý Giác sang sứ nước ta. Nghe tiếng họ Lý là người
nổi tiếng về văn thơ, Vua Lê Hoàn liền cho mời một nhà sư cải trang thành
người lái đò ra đón sứ ở bến sách Giang ( Hải Hưng).
Ngồi trong đò, Lý Giác thấy trên mặt sông có đôi ngỗng trăng đang bơi,
liền cao hứng ngâm hai câu thơ:
Nga nga lưỡng nga nga
Ngưỡng diện hướng thiên nha
Tạm dịch là:
Ngỗng kia ngỗng một
đôi
Ngửa mặt nhìn chân trời.
Không phải thơ của sứ mà là dựa theo thơ
của Lạc Tân Vương đời Ðường, làm khi còn ít tuổi.
Sứ vừa đọc xong, người lái đò đọc tiếp ngay:
Bạch mao phô lục
thuỷ
Hồng trạo bãi thanh ba
Tạm dịch:
Lông trắng phô
nước biếc
Chèo hồng rẽ sóng bơi.
Sứ Tống nghe xong, giật mình khi thấy nước
Nam đến những người lái đò mà giỏi thơ văn như vậy... Vẻ tự đắc của sứ
từ đó đến suốt thời gian ở thăm nước ta cũng giảm đi nhiều.
Người cải trang làm lái đò tài hoa đó chính là nhà sư Ðỗ Nhuận.
( Theo TT Huế số 1234; ngày 17/8/1998)
Thông tin trên mạng Netcodo
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ tại
Ban Biên Tập Mạng Netcodo
Ðiện thoại: (54)847247 - Email Intranet: quantri@netcodo.vnn.vn
Email Internet: netcodo@hue.vnn.vn